Khó bảo tồn chiêng Tha của người dân tộc Brâu ở Tây Nguyên

Thứ Sáu, ngày 01/04/2016 | 18:14

Hai nghệ nhân dân gian dân tộc Brâu ở huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đánh chiêng Tha trong các nghi lễ của dân tộc mình. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Trong kho tàng nhạc cụ dân gian Tây Nguyên, mỗi nhạc cụ là biểu tượng, vật báu của từng tộc người, là linh hồn của buôn làng. Với người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, chiêng Tha chính là biểu tượng của tinh thần, là thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, yên bình.

Vật thiêng của người Brâu

Brâu là một trong sáu dân tộc thiểu số ít người nhất ở Việt Nam hiện nay. Ở Kon Tum, dân tộc này hiện có hơn 100 hộ sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum - vùng đất mà con gà gáy ba nước cùng nghe (Việt Nam-Lào-Campuchia).

Người Brâu coi chiêng Tha là "vật chủ" kết nối giữa thế giới của dân làng với các thần linh trên cao. Bởi vậy, khi có những lễ hội quan trọng như lễ đâm trâu, mùa giáp hạt, lễ mừng lúa mới... chiêng Tha luôn là vật chính của lễ hội.

Chiêng Tha chỉ có hai chiếc, gồm Chuar (vợ) và Jơliêng (chồng); cả hai đều không có núm (chiêng bằng), có kích cỡ khác nhau (Jơliêng to và dày hơn Chuar). Khi làm lễ gọi Tha về, thần Tha sẽ mời tất cả các thần khác về để cùng bảo trợ, phù hộ cho dân làng mùa màng tươi tốt, lúa nhiều, chăn nuôi thuận lợi.

Già Thao Lợi kể khi lễ hội bắt đầu, người dân trong làng mới tổ chức mời Tha về. Người Brâu không nói đánh chiêng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, mà gọi là "gọi Tha," tức mời Tha về. Người đứng ra mời là già làng hoặc người được cả làng tôn vinh, đảm nhiệm vai trò chủ lễ.

Lễ gọi Tha to hoặc nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của làng, nhưng ít nhất cũng phải là một ché rượu và một con gà. Chủ lễ cắt tiết gà rồi xoa vào lòng chiêng theo vòng tròn nhiều lần, rót rượu đầu ghè mời chiêng uống và khấn thần linh bốn phương. Khấn xong, hai nghệ nhân mới vào thực hiện việc mời Tha về.

Khi diễn tấu, hai chiêng được treo lên theo hướng úp vào nhau, cách mặt đất khoảng chừng 15 đến 20 cm. Cách diễn tấu chiêng Tha được coi là độc nhất vô nhị so với các loại cồng chiêng khác ở Tây Nguyên. Người Brâu gọi dùi đánh chiêng Chồng (Jơ liêng) là dùi Đực; dùi đánh chiêng Vợ (Chuar) là dùi Cái. Người đánh dùi Cái thúc âm ở mặt chiêng, còn người đánh dùi Đực thúc dùi vào lòng chiêng. Họ ngồi bệt xuống đất, hai chân duỗi thẳng, bàn chân nâng áp sát thành chiêng để ngắt tiếng, tạo âm sắc cho chiêng. Khi diễn tấu bao giờ chiêng vợ cũng lên tiếng trước, khi nhập được vào tiết tấu rồi chiêng chồng mới tham gia. Chiêng Tha nổi lên một, hai bài thì các chiêng khác mới được vào cuộc.

Trong thế giới tâm linh của người Brâu, chiêng Tha còn là đại diện cho sự lành-ác; sự đoàn kết và chia rẽ. Lý giải về điều này, già Thao Lợi cho biết chiêng Tha lành là những chiêng không hay đòi ăn, chỉ khi nào gia đình có lễ mời Tha về thì Tha mới về. Còn Chiêng Tha ác là những chiêng rất hay đòi ăn, khi đòi ăn Tha sẽ báo cho người chủ hộ biết thông qua việc bị đau ốm... Chiêng Tha còn thể hiện sự đoàn kết và chia rẽ, khi chiêng bị bể hoặc nứt, vỡ chứng tỏ anh em trong gia đình đó không đoàn kết, đòi chia của cải của cha mẹ để lại.

Chính bởi sự thiêng liêng của chiêng Tha mà không phải nhà nào cũng được thần Tha về ở. Già Thao Lợi cho biết những gia đình nào khi được thần Tha báo mộng cho gặp một bộ nia (dụng cụ để sảy lúa), một con ba ba thì mới được mời Tha về nhà. Tuy nhiên, không phải nhà nào mời là được luôn mà phải một hai năm sau mới mời về được. Để mời thần Tha về ở trong nhà, gia đình phải có của cải tương đương với 20-25 con trâu.

Khó khăn trong công tác bảo tồn

Theo thống kê của ngành văn hóa xã Bờ Y, hiện nay trong cộng đồng người Brâu còn lưu giữ khoảng 8 bộ chiêng Tha. Tuy nhiên, trước sự xâm lấn của văn hóa hiện đại, sự khan hiếm của loại chiêng này cùng với yếu tố tâm linh, công tác bảo tồn, lưu giữ chiêng Tha đang gặp rất nhiều khó khăn.

Theo già Thao Lợi, bây giờ loại chiêng này rất khó mua, bên cạnh kinh phí ở mức 50-60 triệu đồng/bộ, yếu tố tâm linh khiến việc lưu giữ gặp nhiều khó khăn, cả về số lượng chiêng và số người chơi.

Già Thao Lợi cho biết hiện giờ cả làng chỉ có dưới 10 bộ chiêng. Đã mấy chục năm nay, số lượng chiêng Tha của làng không tăng thêm bộ nào; những bộ chiêng Tha của làng hiện cũng 40-50 năm tuổi.

Cùng với công tác bảo tồn số lượng chiêng gặp nhiều khó khăn, những nghệ nhân biết và sử dụng thành thạo nhạc cụ này bây giờ cũng rất ít.

Già Thao Lợi cho biết: "Giờ chỉ những người già mới chơi được, người trẻ trong làng giờ không thích học đánh loại chiêng này nữa đâu. Với lại những nhà có chiêng Tha thì cất giữ rất kỹ, đưa ra nhiều sợ thần Tha đi mất nên chỉ lưu truyền cho con cháu trong nhà thôi."

Về mặt chính quyền, việc bảo tồn di sản chiêng Tha cũng gặp nhiều khó khăn khi kinh phí, chính sách, chế độ cho những cán bộ làm văn hóa hiện vẫn chưa có. Vì vậy, việc bảo tồn chiêng Tha chỉ nằm ở việc tuyên truyền.

Ông Tống Văn Đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bờ Y cho biết hiện nay chưa có chính sách hay kinh phí để xã lưu giữ bảo tồn loại chiêng này. Trong nhiều năm qua, để bảo tồn, gìn giữ, lưu giữ di sản văn hóa chiêng Tha trên địa bàn xã, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình đang sở hữu chiêng Tha biết được tầm giá trị văn hóa của loại chiêng này để lưu giữ.

Cùng với cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chiêng Tha và nhiều nhạc cụ truyền thống khác của người Brâu đã được mọi người biết đến qua các hoạt động giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế. Những nhạc cụ này không chỉ chứng tỏ bản sắc văn hóa riêng biệt, đặc sắc không thể trộn lẫn của dân tộc Brâu mà còn góp phần làm phong phú, đa dạng nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Theo Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 7-11: Cảnh giác khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội

05:49 07/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Làng rau Trà Quế ở Hội An là 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'; Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố; “Đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội” chỉ là tin đồn; Lần đầu tiên trên thế giới, chồn chân đen nhân bản sinh con.

Sống trọn cuộc đời rực rỡ, đam mê

10:46 06/11/2024

​​​​​​​Ai đã từng gặp nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng, sẽ cảm nhận được năng lượng vẫn dồi dào, rực cháy trong con người đã sống một cuộc đời trọn vẹn cho những đam mê.

Điểm tin sáng 6-11: Cốc Cốc của Việt Nam được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

05:59 06/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cẩn trọng với các cuộc thi trên mạng có yêu cầu mua bán hàng; Miss Universe 2024 và những điều lần đầu xuất hiện trong lịch sử; Huấn luyện chuột để phát hiện động vật hoang dã buôn lậu; Phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới.

Điểm tin sáng 5-11: Mỗi người Việt trung bình có tới 10 năm phải sống chung với bệnh tật

05:57 05/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bệnh dại bùng phát tại Quảng Nam; Tay vợt số cầu lông nữ số một Việt Nam muốn nghỉ đến hết năm 2024; Bóng đá nữ Triều Tiên lần thứ 2 vô địch World Cup trong năm 2024; 10 sự kiện thời tiết gây hậu quả nặng nề nhất trong 20 năm qua.

Kết nối, lan tỏa đam mê đờn ca tài tử

07:42 04/11/2024

Ghi đậm dấu ấn trong chuỗi hoạt động Hội ngộ cùng HGTV là 2 gala “Tài tử miệt vườn” và “Tài tử phương Nam”.

Điểm tin sáng 4-11: YouTube bắt tay Shopee, vào “cuộc đua tỉ đô” mảng mua sắm trực tuyến

05:56 04/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc; Phát hiện 2 chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus; Đã tìm ra quán quân “Quý ông hoàn mỹ”; Thi “hoa hậu” mèo đẹp quốc tế.

Điểm tin sáng 3-11: 25% code mới tại Google được viết bằng AI

05:55 03/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nét đẹp Lễ Đốt đèn của người Công giáo ở xóm đạo Tha La; Xe máy điện tự lái, tự thân bằng; “Nhà ổ chuột” nhưng có khách đặt thuê đến hết năm; G-Dragon phát hành đĩa đơn solo đầu tiên sau hơn 7 năm.

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Dự án khu tái định cư thị trấn Cái Tắc sẽ có quy mô khoảng 4,9ha

16:49 07/11/2024

(HG) - Chiều ngày 7-11, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đồ án quy hoạch dự án khu tái định cư thị trấn Cái Tắc.

Rộn ràng thu hoạch tôm

15:20 07/11/2024

Vùng đất nằm ngoài tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh thuộc ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thường bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn. Do đó, vào mùa khô hàng năm, chỉ có một số ít hộ dân nơi đây thả nuôi tôm thẻ và tôm sú, còn lại đa phần bà con bỏ đất trống. Nhận thấy vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển mô hình

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân

15:08 07/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 7-11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên có buổi làm việc với các chủ đầu tư về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của Tổ công tác số 1.

Báo cáo tình hình triển khai dự án khu tái định cư phường IV

15:01 07/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 7-11, Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh có buổi làm việc để lắng nghe tình hình triển khai dự án khu tái định cư phường IV, thành phố Vị Thanh.