Một nhà nghiên cứu hiến kế cách giúp Lung Ngọc Hoàng có sản phẩm du lịch độc đáo

Chủ Nhật, ngày 18/07/2021 | 13:39

Nhà nghiên cứu văn hóa, soạn giả Nhâm Hùng (ảnh), một người con quê hương Hậu Giang chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang những suy nghĩ, tâm huyết, góp cách để có được sản phẩm độc đáo sau khi Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (LNH) được phê duyệt.

Thưa ông, là người nghiên cứu sâu về vùng đất Hậu Giang, chắc ông có nhiều kiến thức về LNH mà không nhiều người biết ?

- Từ thời khẩn hoang vào triều Nguyễn, đến trước khi người Pháp đào cụm kinh Ngã Bảy, nơi đây là cánh đồng sậy, hoang vu thuộc tổng Định Hòa (Cần Thơ) chạy dài đến phía Tây, thuộc tổng Thanh Giang (Rạch Giá). Sau này, người Pháp gọi là đồng Phương Ninh, trong đồng Phương Ninh có vùng ngập nước sâu hơn, dân gian kêu là LNH.

Qua tìm hiểu, vùng LNH thuở hoang sơ, diện tích có thể gấp 5 lần hiện tại. Đó là một “lằn lung” dài hàng chục ki-lô-mét, tới giáp sông Hậu. Tra cứu tư liệu cho thấy: Xưa kia có đàn voi hàng trăm con, từ miền trên theo ngã sông Hậu tìm thức ăn, chúng lên đất Kế Sách, tới Ngã Bảy - Phụng Hiệp, qua Mỹ Tú (Lâm trường Mùa Xuân), rồi trụ lại tại vùng LNH. Voi thích cỏ, sậy, hay trầm mình dưới nước, càng khiến cho LNH thêm mênh mông, sâu thẳm.

Có tư liệu cho rằng sông Cái Lớn phát nguồn từ LNH, ông có đồng tình ý kiến này ?

- Hàng năm LNH hứng đầy nước mưa, lại tiếp nhận nguồn nước khổng lồ từ sông Hậu đổ về, chảy tràn ra tới phía biển Tây. Chính từ dòng chảy này nên có tư liệu cho rằng sông Cái Lớn phát nguồn từ LNH. Đến mùa khô, nước mặn từ biển Tây dội ngược về… LNH trở thành vùng ngập nước, có sự đan xen loại đất ngọt hóa, nhiễm phèn và nhiễm mặn, tạo nên hệ sinh thái, sinh cảnh đặc biệt tự nhiên, có tính đa dạng sinh học cao. Do vậy, nơi đây có hơn 330 loài thực vật, không chỉ có cây tràm, gừa, gáo, chưng bầu, mù u, sen, súng,… mà có cả cây nhum, cây móp, cây su, ô rô, cóc kèn.. Động vật cũng đa dạng không kém, không chỉ có cá đồng, mà có cả cá nước mặn. Đáng kể, là các loại chim lớn trên dưới 20kg như già đãy, bồ nông, chàng bè,… từ các sân chim vùng U Minh cũng có mặt, trong đó, có không ít loài nằm trong danh sách động vật quý hiếm, như cá lông mũi, rùa nắp, cò lạo xám, ác là, dơi chó, càng đước, cua đinh, giang sen… Đây còn là nơi thích hợp cho loài lưỡng cư, cá, tôm về sinh sống, được vì là “rốn cá” của khu vực Tây sông Hậu.

Giá trị từ thiên nhiên đã rất rõ, vậy giá trị lịch sử và nhân văn nơi đây như thế nào theo nghiên cứu của ông ?

- Theo tôi, dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hào phóng; nhưng nếu chưa khám phá được bề dày lịch sử và nhân văn, thì chưa thấy hết những giá trị rất đặc sắc, “hồn cốt” của vùng lung - rừng này!

Là nơi rừng thiêng nước độc, nhưng ông cha ta đã dám đặt chân đến LNH khẩn hoang, lập nghiệp. Phải khắc phục khó khăn, chịu đựng bao gian khổ bám đất lung, làm bạn với rừng, với chim muông, cây cỏ để sinh tồn; dựng nên những làng, ấp đầu tiên. Phải chăng, đó chính là nét văn hóa mở đất - văn hóa lung - rừng đặc trưng, trên đất Hậu Giang xưa?

Từ chỗ dựa vững chắc này, trong 2 cuộc kháng chiến, LNH vừa là hậu phương, cái nôi chở che biết bao đơn vị, cán bộ, chiến sĩ cách mạng được an toàn; cũng vừa là tiền tuyến sẵn sàng chống, ngăn, đánh địch. Trên bản đồ quân sự của chính quyền Sài Gòn, LNH là vùng oanh kích tự do. Địch cho máy bay B52 trải thảm, xe lội nước M113 thọc sâu vô lung, dùng thuốc khai hoang hủy diệt sự sống… Nhưng rồi, LNH vẫn giữ vững, mầm xanh lại nhú lên, đã thể hiện nét văn hóa giữ đất, tinh thần yêu nước, nồng nàn.

Điều rất cần phải tìm hiểu là: Đời sống của cộng đồng cư dân vùng LNH xưa và nay như thế nào?, đây là thành phần nông dân cố cựu, bám trụ ở đây ba, bốn đời. Sau khi đến với LNH, họ không về quê quán, ngày ngày cắm câu, đặt lờ sinh sống như những “anh hùng Lương Sơn Bạc”; lấy đạo nghĩa làm trọng, đùm bọc lẫn nhau, chết sống có nhau. Ở rừng, mấy ai được học hành, không có lấy nghề nào là chuyên. Nhưng nghề bắt cá, bắt rắn, ăn ong, bẫy chim… thì đầy kinh nghiệm.

Một vài người từ chợ vô lung ở, đem theo cả nghề thủ công như trường hợp ông Sáu Thợ Bạc ở kinh Long Phụng. Ông mày mò cưa xác máy bay Mỹ, chế tác thành vật dụng, đồ trang sức, nổi tiếng với cây kẹp bồ câu, mà bộ đội hành quân đi ngang LNH thường mua về tặng người yêu:

“Anh đi Long Phụng đã lâu,

Khi về thiếu kẹp bồ câu em buồn”.

Có thể nói, giá trị độc đáo của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên, cộng với giá trị lịch sử, nhân văn, chính là nguồn tài nguyên văn hóa - du lịch hết sức quý báu.

lÔng có gợi mở gì đối với việc xây dựng những sản phẩm độc đáo tại LNH ?

- Du khách đến LNH không chỉ để ngắm cảnh, mà còn có nhu cầu cao hơn: Tận hưởng môi trường sinh thái trong lành, nghiên cứu khoa học. Tìm về cội nguồn khám phá cái chất hoang sơ, dân dã, mộc mạc với bao điều kỳ thú.

Tôi cho rằng: Những địa danh Lung Ngọc Hoàng, lung Sen, lung Cồng Cộc, lung Ba Đìa, láng Chà Và, kinh Long Phụng, kinh Chuối Xiêm, truyền thuyết về ông Ba Thần Tiên, người đầu tiên đến lập nghiệp ở lung Ngọc Hoàng, chuyện đàn voi về trú ngụ rồi tuyệt tích, chuyện chim già đãy từng gắp đứa bé bay lên, chuyện LNH chở che cán bộ, bộ đội; chuyện làm chiếc kẹp bồ câu cùng với những câu chuyện tình cảm động trong thời chiến… Tất cả đều có thể thành ý tưởng, tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, khác biệt và hấp dẫn!

Một góc Lung Ngọc Hoàng.  Ảnh: TRUNG QUÂN

Là người con của Phụng Hiệp, nhiều năm nghiên cứu về vùng đất, con người Hậu Giang, ông cảm nhận gì khi LNH được khai thác du lịch ?

- Hết sức đồng tình và ủng hộ đề án này. Nhiều chục năm qua, chúng ta đã tính đến việc khai thác du lịch tại đây, nhưng nay mới có đề án chính thức. Để tránh lối mòn, na ná như những khu du lịch khác, tôi nghĩ cần xây dựng hạ tầng du lịch theo lối “không gian mềm”; dựa vào môi trường tự nhiên. Giảm đến mức thấp nhất việc “bê tông hóa”; hết sức tránh tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên. Nghiên cứu sâu về giá trị lịch sử, nhân văn để có nhiều chất liệu, xây dựng sản phẩm du lịch thêm đa dạng, phong phú.

Nên chăng, tái hiện một không gian LNH xưa kết hợp với nay. Phải xem những cư dân bên trong, hay ngoài rìa LNH là một thành tố làm nên sản phẩm du lịch. Xây dựng chuỗi liên kết, cùng chia sẻ lợi ích giữa nhà nước, nhà nông và nhà đầu tư, hình thành một cộng đồng du lịch bền vững, lâu dài. Với sự chuẩn bị tốt, bài bản, tôi hy vọng rồi đây LNH sẽ là khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn, xứng tầm của vùng đồng bằng sông Cửu Long”!

- Nguồn gốc hai câu thơ:

“Anh đi Long Phụng đã lâu,

Khi về thiếu kẹp bồ câu em buồn”, xuất phát từ câu chuyện nơi đây…

Ông Sáu Thợ Bạc ở kinh Long Phụng từ chợ vào lung ở, mày mò cưa xác máy bay Mỹ, chế tác thành vật dụng, đồ trang sức, nổi tiếng với cây kẹp bồ câu, mà bộ đội hành quân đi ngang LNH thường mua về tặng người yêu và từ đó lưu truyền câu thơ:

“Anh đi Long Phụng đã lâu,

Khi về thiếu kẹp bồ câu em buồn”.

- Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên LNH được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 353 tỉ đồng, với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý, tạo nên sản phẩm du lịch trải nghiệm, nghiên cứu, học tập thú vị.

 

Xin cảm ơn ông !

VĨNH TRÀ thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 31-10

05:58 31/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tại Mỹ; Gỏi cuốn Việt Nam được yêu thích ở Malaysia; Tiền Giang tổ chức lễ hội đón khách về làng cổ trăm tuổi; Hành trình tại Miss Universe 2024 của Hoa hậu Kỳ Duyên chính thức bắt đầu; Loài động vật nào có nguy cơ ung thư cao hơn những loài khác ?.

“Hội ngộ cùng HGTV”

15:11 30/10/2024

(HGO) - Trong hai ngày 30 và 31-10, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức chương trình "Hội ngộ cùng HGTV" với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm...

Cung cấp kiến thức đa chiều trong truyền thông giảm nghèo

07:17 30/10/2024

Năm nay, thành phố Vị Thanh chủ động tổ chức triển khai sớm, mang lại hiệu quả thiết thực các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Điểm tin sáng 30-10: Khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng mạnh

06:00 30/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa vào nền tảng dịch thuật; Vì sao Indonesia cấm iPhone 16 ?; Thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn.

“Đi coi tuồng cải lương” thêm tự hào về nghệ thuật truyền thống...

09:09 29/10/2024

Lâu lắm rồi, những khán giả mộ điệu mới có dịp về Cần Thơ xem nhiều tuồng cải lương đến vậy.

Điểm tin sáng 29-10: Gia tăng lạm dụng tên miền quốc tế để lừa đảo

05:49 29/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 20 cá nhân đoạt Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam; Lần đầu ghi nhận một loài rết lớn tại Việt Nam; OpenAI sắp ra mắt mô hình mới, mạnh hơn GPT-4 100 lần; 32.000 người Nhật tử vong vì Covid trong hơn một năm qua.

Điểm tin sáng 28-10: “Hơn 40% lao động toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI vào năm 2030”

05:56 28/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trùng tu đình cổ chạm khắc đẹp nhất cả nước; Game kinh dị Việt gây sốt toàn cầu; Lần đầu tiên Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia được tổ chức ở Đồng Nai; Sự trở lại của thời trang những năm 1970 kéo theo sự bùng nổ doanh số quần nhung.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

18:35 02/11/2024

​​​​​​​(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Sự thật lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam

18:32 02/11/2024

Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.