Thứ Sáu, ngày 31/08/2018 | 09:48
Vượt ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm”, nghệ nhân Đoàn Văn Tổng, ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, vẫn miệt mài đi truyền nghề trên chiếc xe Honda của mình. Ngọn lửa tài tử trong ông vẫn đầy ắp và ông muốn truyền lại cho thế hệ sau dù đã ở tuổi 83.
Nghệ nhân Đoàn Văn Tổng biểu diễn đờn kìm trong buổi sinh hoạt đờn ca tài tử.
Dành cả đời cho tài tử
Là nông dân, nhưng từ nhỏ, ông không có ước mơ sẽ tiếp nối đời nông dân như ba má, mà lại mê đờn ca. Niềm đam mê này đủ lớn để ông thuyết phục được gia đình cho đi học đờn. Người thầy đầu tiên của ông là nghệ nhân Tư Sang (ba của NSƯT Trọng Hữu). Đến bây giờ, khi nhắc lại, ông vẫn nhớ như in thời thiếu niên, mỗi lần thấy thầy ôm cây mandolin đánh từng nốt nhạc vui tươi là ông đứng ngồi không yên. Không chỉ học nhạc, mà người thầy này còn chia sẻ với ông những câu chuyện về đời nghệ sĩ, thắp cho ông niềm tin yêu là quyết tâm theo nghiệp là sẽ có thành tựu.
Vậy một hành trình cho mình đã được ông chuẩn bị từ đó…
Học được một thời gian, khi đã cảm nhận đủ sức để tìm hướng đi riêng, ông bắt đầu hành trình của mình ở các đoàn cải lương đi khắp các tỉnh miền Tây phục vụ. Ông nhớ lại: “Những năm đó, sân khấu đơn giản, ánh sáng là chiếc đèn măng-sông, vậy mà người xem đông lắm...”. Suốt 10 năm (1951-1961), bôn ba theo nhiều đoàn cải lương, từ đoàn Lúa Vàng, Ánh Sáng đến đoàn Ngân Điện - Ngọc Đính phục vụ bà con và cũng là để rèn ngón đờn cho ngày một điêu luyện.
Năm 1962, ông về địa phương làm công tác văn nghệ. Vài năm, chiến tranh ác liệt, nhưng ông vẫn miệt mài với niềm đam mê. Đám tiệc nhờ là có ông. Ai muốn học đờn, ca là ông sẵn lòng. Ông nói, mình biết mà cứ giữ cho mình thì buồn lắm, phí lắm. Chỉ cho người ta để tìm thêm những người bạn, mình sẽ học được những điều hay từ họ.
20 năm ở quê đi truyền lửa, có mái ấm riêng và những người con lần lượt ra đời, cứ tưởng sẽ giữ chân ông lại. Nhưng rồi, một lần nữa, ông lại theo đoàn cải lương Hương Miền Tây vào năm 1993.
Mãi đến năm 1999, khi đã hơn 60 tuổi, ông mới chịu dừng chân, trở về quê, bắt đầu sinh hoạt tham gia vào các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở địa phương, trở thành nghệ nhân miệt vườn được nhiều người biết đến.
Truyền lửa đến cuối đời...
Lớn tuổi vậy, nhưng chưa có đợt tập huấn về đờn ca tài tử của tỉnh thiếu ông. Ông cười hiền: “Học mà, biết chừng nào mà hết. Ai cũng có cái hay để mình học. Mà đi học cũng vui lắm, được trò chuyện, học những nghệ nhân có nghề, được gặp các nghệ nhân, nhất là các cháu còn trẻ, có chung niềm đam mê tài tử”.
Cả đời dành cho đờn ca tài tử, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ông thấy mình thật hạnh phúc vì đến giờ vẫn còn đi được, đờn được và ước muốn truyền nghề cho đến cuối cuộc đời. Ông còn chuẩn bị gia tài lớn mình thu thập cả đời bằng việc viết lại những gì mình đã học. Đó là cách thức đờn, ca một bài tài tử thế nào cho đúng. Ông nói, có khi những nghệ nhân khác không chịu với cách đờn, cách ca của ông, nhưng đây là những kinh nghiệm được ông đúc kết trong suốt cuộc đời. “Chưa biết là có ai học không, nhưng tôi vẫn ghi chép đều đặn, sợ mai mốt mình quên hết thì uổng lắm”, ông cười hiền.
Các cuốn sách của ông như thế cứ dày lên cùng với số tuổi ngày càng cao…
Ông kể cho tôi nghe cái duyên kỳ lạ trong suốt cuộc đời theo tài tử của mình. Đó là được gặp và học nghề từ nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Trong đó có thầy Ba Tu, một danh cầm nổi tiếng với ngón đờn kìm rất độc đáo. Vậy là ông mê luôn cây đờn kìm và quyết tâm chinh phục để thành thạo. Rồi cây đờn kìm, cùng với các nhạc cụ khác là mandolin và guitar phím lõm, đã theo suốt ông trên chặng đường dài. Ông còn học ở những người thầy của mình không chỉ ở ngón đờn, mà ở cách yêu nghề và truyền lửa. Đó cũng lý giải vì sao ở tuổi 83, máu nghề trong ông vẫn còn nguyên vẹn. Ông vẫn miệt mài đi dạy đờn, ca cho những ai yêu thích đờn ca tài tử.
Khi dạy đờn, ca, ông nổi tiếng là người khó tính. Cũng phải, với ông, đã biết là phải biết cho tới để hát đúng, đờn đúng. Ai học ông mà nửa chừng bỏ đi chạy sô là ông buồn lắm. Ông muốn học trò của mình sẽ theo đến cùng và là những người tiếp tục giữ gìn và phát huy đờn ca tài tử. Muốn vậy phải học tới nơi tới chốn.
Hỏi ông về những người đờn, ca tài tử hiện nay trong tỉnh, ông nói giờ người đờn và ca cho đúng chất tài tử có, nhưng không nhiều. Người trẻ thích và quyết tâm theo tài tử lại càng hiếm hơn. Ông cũng thông cảm cho họ vì còn cuộc sống của họ, mà tài tử chỉ là thú tao nhã. Vì vậy, trong sức của mình, ông sẽ tiếp tục đi tìm người để truyền nghề, cho đến khi nào đi không nổi nữa mới thôi…
***
83 tuổi, gần 70 năm gắn bó với tài tử, vẫn chưa chịu ngơi nghỉ. Lúc này, niềm khao khát được truyền nghề dường như càng mãnh liệt hơn bao giờ... đó là nghệ nhân Năm Tổng Hậu Giang.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
06:00 26/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Festival Ninh Bình lần thứ 3; 10 hoạt động chủ đạo tại Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Long An 2024; Thừa Thiên - Huế cho hơn 290.000 học sinh nghỉ học tránh lũ; Cầu thủ Việt kiều lần đầu xuất hiện ở giải bóng đá nữ Cúp Quốc gia.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
06:00 25/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
05:53 23/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.
06:00 22/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo về trào lưu pickleball; Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại trên toàn huyện; UAE đúc thỏi vàng lớn nhất thế giới, nặng hơn 300 kg; Mặt trăng thứ hai sắp rời khỏi Trái Đất.
05:56 21/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà; Trường học ở Ấn Độ phải dạy trực tuyến do khói mù độc hại; 80% dân số nước Mỹ sẽ bị thừa cân, béo phì; Ngôi làng nhỏ bé nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.
08:31 20/11/2024
Ít nhất 5 phim điện ảnh Việt sẽ ra rạp từ đây đến cuối năm, là những bộ phim đa dạng thể loại, đề tài...
05:56 20/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Người dân ở Bạc Liêu bắt được cá sấu nặng gần 100kg; Ca sĩ Cẩm Ly đi thi... kịch nói; Phát hiện loài hoa đặc hữu của Việt Nam trên rừng Trường Sơn; Bị lừa tiền đặt phòng Đà Lạt dịp Festival hoa.
15:00 19/11/2024
(HGO) - Tại Di tích lịch sử Chiến Thắng Chương Thiện (thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp cùng các sở, ngành, đơn vị, địa phương thông qua dự án tu sửa cấp thiết di tích này.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.