Thứ Hai, ngày 08/08/2016 | 08:50
Múa minh họa là từ mà những người làm nghệ thuật ưa dùng, để nói một cách bình dân, dễ hiểu về đội ngũ cộng tác trong những chương trình nghệ thuật. Khi có họ, chương trình sẽ thêm màu sắc, sinh động hơn.
Ở nhiều chương trình lớn, không thể thiếu những diễn viên múa minh họa nhí.
Những người múa minh họa có tuổi đời khác nhau, có trẻ em mới 5, 6 tuổi, cũng có bạn ở lứa tuổi đôi mươi. Tham gia vào nhiều tiết mục trong một chương trình và phần lớn là tiết mục mở màn hoặc kết. Cùng với lực lượng chuyên nghiệp, họ tạo nên sự hoành tráng, đông đủ và tạo hình ấn tượng cho những tiết mục hát, múa. Biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh, Phó trưởng Phòng Nghệ thuật quần chúng, Trung tâm Văn hóa tỉnh, chia sẻ rằng, ai không xem họ quan trọng, nhưng với những người biên đạo múa như chị, rất quý trọng lực lượng diễn viên quần chúng này. Mỗi chương trình nghệ thuật, tùy theo mức độ của những tiết mục hát, múa, sẽ cần lực lượng không giống nhau. Có chương trình cần vài chục người, nhưng cũng có chương trình phải vài trăm người, tạo nên sự đa dạng, nhiều sắc màu.
Vì thế, đội ngũ này cần phải được “nuôi dưỡng”, gắn kết trong thời gian khá dài và phải tạo được đội ngũ kế thừa liên tục. Còn nhớ, khi Hậu Giang mới được chia tách, lực lượng này dường như không có. Bởi tại trung tâm của thành phố Vị Thanh khi đó chưa có chương trình nào lớn. Nhìn thấy điều này, biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh tham khảo ý kiến của lãnh đạo và mở ngay lớp dạy múa vào những buổi tối, đặc biệt chú trọng đến lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên. Lúc đầu, ít người tham gia, nhưng dần dần, nhờ tuyên truyền miệng, nên lực lượng này đông đúc hơn. May mắn, đó cũng là lúc Hậu Giang tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật lớn, từ các chương trình nghệ thuật đêm giao thừa, đến các chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Lúa gạo lần thứ I, kỷ niệm thành lập tỉnh, chương trình quyên góp Quỹ vì người nghèo, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ… Có chương trình, cần đến gần 500 lực lượng diễn viên quần chúng. Sự chủ động chuẩn bị đào tạo đội ngũ “đinh”, nhất là qua các hội thi, hội diễn, đã tạo được một lực lượng múa minh họa có thể đáp ứng được yêu cầu từ các chương trình.
Do không phải tham gia thường xuyên, lâu lâu mới có một chương trình, nên những người múa minh họa cũng chủ động được thời gian. Từ việc theo tập múa cho vui, rèn luyện thể chất, dần dần ai cũng có niềm đam mê thật sự. Em Lê Thị Tuyết Như, 15 tuổi, học tại Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Vị Thủy), chia sẻ: “Lúc 4 tuổi, em mê múa lắm, mẹ chiều ý em, đưa lên Trung tâm Văn hóa tỉnh tìm lớp. Lúc đó, gặp cô Hạnh cũng đang tìm người, thế là theo học. Rồi được tham gia những chương trình nhỏ, đến chương trình lớn. Riết niềm đam mê múa lớn dần trong em và em đang nuôi dưỡng ước mơ được đi học múa sau khi hoàn tất chương trình phổ thông”. Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, mẹ Tuyết Như, chia sẻ: “Tôi thích múa, nhưng vì điều kiện không cho phép nên ngày xưa không học được. Thấy con có năng khiếu nên cũng tạo điều kiện để con được tham gia. Nhà ở cách thành phố Vị Thanh gần 10km, nhưng hơn 10 năm nay, tôi luôn đưa đón con mỗi khi có chương trình tập luyện, biểu diễn. Nhìn con múa trên sân khấu, tôi như thấy ước mơ của mình khi xưa đã trở thành hiện thực”.
Lực lượng này được tìm kiếm và xây dựng như hôm nay, ngoài biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh, còn có biên đạo múa Hoàng Mỹ. Hoàng Mỹ ban đầu làm ở ngân hàng, nhưng niềm đam mê nghệ thuật đã đưa anh từ người làm phong trào không chuyên, đã dần có chỗ đứng, thương hiệu và giờ không chỉ dàn dựng chương trình, mà anh còn phụ trách dạy múa ở các lớp năng khiếu tại Nhà thiếu nhi thành phố Vị Thanh. Hoàng Mỹ nói: “Khi cần xây dựng chương trình lớn, tôi sẽ cùng tìm lực lượng quần chúng này, từ chính học trò của mình hoặc liên hệ với nhà trường để tuyển chọn đủ số lượng yêu cầu. Lực lượng này luôn được tôi giữ liên lạc, để khi cần, sẽ gọi cùng tham gia vào những tiết mục múa phục vụ cho các chương trình nghệ thuật. Dù hợp đó, rồi cũng tan liền, nhưng ai cũng nhiệt tình, đã làm thì rất tận tâm”.
Có người tham gia đội ngũ này từ những lớp năng khiếu, cũng có người tham gia vì sự hiếu kỳ, vì bạn bè rủ để tham gia vào các chương trình lớn khi trung tâm văn hóa tuyển chọn. Thù lao từ những chương trình từ vài trăm ngàn đến hơn một triệu đồng, nói thì nghe… “bự”, nhưng coi lại quá trình tập luyện suốt một khoảng thời gian cho chương trình, thì cũng không gọi là nhiều…
Mỗi khi có chương trình, ai cũng háo hức vì được khoác lên mình những bộ quần áo lộng lẫy, được đứng trên sân khấu lung linh và khi chương trình kết thúc, các em lại giản dị với đồng phục học sinh. Dù ít được nhớ tên, nhưng công việc thời vụ này cũng giúp những người múa minh họa được thể hiện mình và nuôi dưỡng cho những ước mơ ngày một lớn hơn…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
05:49 07/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Làng rau Trà Quế ở Hội An là 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'; Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố; “Đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội” chỉ là tin đồn; Lần đầu tiên trên thế giới, chồn chân đen nhân bản sinh con.
10:46 06/11/2024
Ai đã từng gặp nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng, sẽ cảm nhận được năng lượng vẫn dồi dào, rực cháy trong con người đã sống một cuộc đời trọn vẹn cho những đam mê.
05:59 06/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cẩn trọng với các cuộc thi trên mạng có yêu cầu mua bán hàng; Miss Universe 2024 và những điều lần đầu xuất hiện trong lịch sử; Huấn luyện chuột để phát hiện động vật hoang dã buôn lậu; Phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới.
05:57 05/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bệnh dại bùng phát tại Quảng Nam; Tay vợt số cầu lông nữ số một Việt Nam muốn nghỉ đến hết năm 2024; Bóng đá nữ Triều Tiên lần thứ 2 vô địch World Cup trong năm 2024; 10 sự kiện thời tiết gây hậu quả nặng nề nhất trong 20 năm qua.
07:42 04/11/2024
Ghi đậm dấu ấn trong chuỗi hoạt động Hội ngộ cùng HGTV là 2 gala “Tài tử miệt vườn” và “Tài tử phương Nam”.
05:56 04/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc; Phát hiện 2 chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus; Đã tìm ra quán quân “Quý ông hoàn mỹ”; Thi “hoa hậu” mèo đẹp quốc tế.
05:55 03/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nét đẹp Lễ Đốt đèn của người Công giáo ở xóm đạo Tha La; Xe máy điện tự lái, tự thân bằng; “Nhà ổ chuột” nhưng có khách đặt thuê đến hết năm; G-Dragon phát hành đĩa đơn solo đầu tiên sau hơn 7 năm.
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
05:51 02/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.
05:57 01/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.
13:16 07/11/2024
Infographic: Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
11:52 07/11/2024
(NDO) - Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng mục Truyền thông Báo in xuất sắc (Best in Newspaper Marketing) trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông châu Á (Asian Media Awards) năm 2024 do WAN-IFRA tổ chức.
08:57 07/11/2024
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đòi hỏi ngành giáo dục nhanh chóng có những giải pháp trước mắt và định hướng lâu dài. Để không còn cảnh mỗi năm học mới lại cứ nói chuyện cũ - Thiếu giáo viên.
08:34 07/11/2024
Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.