Thứ Hai, ngày 27/06/2016 | 05:55
Ngày xưa, mỗi chuyến sưu tầm hiện vật đi không dưới 10 ngày, phải ăn dầm, nằm dề ở nhà dân, cà kê bắt chuyện, giúp người dân hiểu giá trị của hiện vật và tặng lại để bảo tồn... Đó là một phần câu chuyện về những người làm công tác sưu tầm hiện vật.
![]() |
Những vật sau khi được sưu tầm, sẽ có cuộc đời mới nhờ bàn tay những người tận tâm với nghề…
“Ăn vạ” để xin hiện vật !
Chị Trần Xuân Diễm, Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), là một trong những người có thâm niên sưu tầm hiện vật, chia sẻ, chị đã có hơn 20 năm làm công tác ở Bảo tàng tỉnh. Tốt nghiệp THPT, chị xin vào làm mà chưa biết được mình sẽ làm gì và làm như thế nào. Rồi theo các anh chị đi xuống cơ sở để tìm kiếm những hiện vật để bổ sung vào kho hiện vật, chị mới thấm thía được sự cực khổ của nghề mà mình sẽ theo đuổi. Thế nhưng, chị lại không ngại mà thấy hay và muốn làm công việc này. Vậy là lao vào học. Học ở cách lân la tìm đầu mối, học ở cách nói chuyện với người dân làm sao để họ hiểu, thương và đưa những vật quý giá về lưu giữ trong bảo tàng. Còn học cả cách “ăn vạ”, sống cùng người dân khi thấy nhà họ có món đồ mình cần tìm… Tất cả những “chiêu trò” lần lượt được giở ra, nhưng chẳng hại cho ai mà còn có lợi cho mọi người. Nhờ vậy, mà số lượng hiện vật bảo tàng được sưu tầm ngày càng nhiều thêm.
Kỷ niệm nghề nghiệp của chị là lần được chứng kiến nhiều đợt khai quật Văn hóa Óc Eo ở Lung Cột Cầu (xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), tìm kiếm cho bằng được bộ bàn ủi lá sen với 36 cỡ, vật dụng chiến tranh hay nông cụ, văn hóa 3 dân tộc… Mỗi lần sưu tập đều là những kỷ niệm khó quên, đã dần hun đúc tình yêu nghề, quyết tâm bám trụ với nghề của những người như chị. Giờ, đã không còn đi sưu tầm, nhưng công việc hiện tại của chị cũng góp phần gìn giữ và phát huy những hiện vật đã được sưu tầm, để hiện vật nói lên tiếng nói riêng của thời đại mình. Khi được hỏi còn muốn đi sưu tầm, chị vẫn gật đầu chẳng cần suy nghĩ, bởi công việc đó trở nên thân quen và chị yêu quý nó…
Cực khổ, khó khăn là vậy, nhưng nghề này có sức hút mãnh liệt những người thích khám phá, muốn tìm về lịch sử, để tái hiện, giới thiệu với mọi người. Người sưu tầm hiện vật đến với nghề bằng đam mê và đa phần là học các chuyên ngành khác, ít hoặc không liên quan nhiều đến sưu tầm hiện vật.
Khi vào làm việc, những người làm công tác sưu tầm hiện vật mới bắt đầu tập tễnh theo anh chị đi trước đi sưu tầm. Đây là công việc đầu tiên, quan trọng mà những người vào làm ở bảo tàng đều trải qua. Nó như thử thách khả năng, niềm đam mê của mỗi người có đủ lớn để có thể vượt qua và trụ được với nghề. Công việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng, là cả một chuỗi liên kết theo một vòng khép kín, trước khi hiện vật được đưa về kho lưu giữ chờ “trình làng”, đó là khâu viết lịch sử cho từng hiện vật, đánh số... Những công việc này tuy nhẹ nhàng, nhưng đòi hỏi kỹ lưỡng, tỉ mỉ, phải nghiên cứu lịch sử và tất cả những vấn đề liên quan đến hiện vật.
Họ miệt mài đi tìm về, lau chùi sạch sẽ rồi bắt đầu thống kê lại những thông tin mà chủ nhân của những hiện vật cung cấp, từ sách vở về thời đại, nguồn gốc của hiện vật để khoác lên cho những vật tưởng chừng vô tri ấy một chiếc áo mới, sức sống mới… Trần Duy Phương, Phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh, chia sẻ: “Mới làm vài năm, em thấy mình đã chọn đúng nơi và tìm thấy niềm vui. Giờ, em cũng thạo việc và “dẻo” miệng lắm rồi”…
Đam mê khó dứt ra…
Quê tận Quảng Ngãi, anh Vũ Thành Quan, Phó phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh, về miền đất xa xôi, nghèo khó này vì một lý do đơn giản: tìm một việc làm đúng với chuyên ngành bảo tàng của mình. Xa lạ hoàn toàn, hành trang của anh chỉ là 4 năm học ở giảng đường và những khoảng thời gian nghỉ hè, đi sưu tầm thuê cho một số bảo tàng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Rồi anh về miền đất mới và bắt đầu một công việc với tâm thế háo hức.
Anh chia sẻ, đam mê nghề này từ nhỏ, anh quyết tâm theo dù biết rằng công việc rất cực. Anh không ngại và sẵn sàng chia sẻ những kiến thức chuyên ngành mình học được cho đồng nghiệp, truyền niềm đam mê cho đàn em. Anh là số rất ít người ở đây học đúng và làm đúng chuyên ngành từ đầu. Hiện, Bảo tàng tỉnh cũng chỉ có anh và ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng là học chuyên ngành bảo tàng. Các đồng nghiệp trong phòng, người học quản lý văn hóa, người học sư phạm ngữ văn…, nên để bắt nhịp với lĩnh vực này là cả một quá trình. Thế nhưng, điểm quý của mọi người là đam mê, chịu học, nên từng bước cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hàng năm, kế hoạch đặt ra là phải sưu tầm 200 hiện vật, dù khó, nhưng họ vẫn “cày” với tất cả niềm vui và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ. Con số hơn 2.800 hiện vật được sưu tầm từ khi chia tách tỉnh đến giờ là sản phẩm của cả một quá trình họ lăn xả, tìm kiếm bằng tất cả tâm huyết, đam mê, thấm đẫm những giọt mồ hôi của các chuyến đi… Chị Nguyễn Thị Thảo, có gần 10 năm làm công tác sưu tầm, kiểm kê, chia sẻ: “Dần rồi cũng quen, thấy ngành hay. Cũng nhờ vào ngành, tôi tìm được mái ấm riêng cho mình, cũng là người chung cơ quan, đồng cảm, sẻ chia và hỗ trợ tôi hết mình trong công việc. Nhiều khi cũng thấy tủi vì người thân ưa hỏi làm gì ở trong đó, chắc là giữ cổ vật. Nhưng cái gì muốn giữ thì phải đi tìm. Và công việc của chúng tôi cứ thế tiếp tục…”. Đây chính là những niềm vui, tiếp thêm sức mạnh để họ theo đuổi nghề của mình.
Càng làm lại càng mê, nên khi được hỏi vì sao không tìm nghề khác, ai cũng lắc đầu và nói rằng chân họ đã quen đi, quen sống gần gũi với người dân và mỗi khi tìm được hiện vật mới, họ có niềm vui rất lạ. Bây giờ, đi sưu tầm đã thuận tiện hơn trước nhiều, nhưng cái khó của nghề thì vẫn hiện hữu, đòi hỏi từng người phải học, tìm hiểu hàng ngày. Anh Vũ Thành Quan chia sẻ thêm, dù ít người hiểu những vất vả trong nghề, nhưng anh quan niệm, nghề nào cũng có cái cực, cái vui. Anh và những đồng nghiệp của mình đã chọn, có nghĩa là sẽ gắn bó. Hễ ở đâu có đồ xưa cũ, là họ lại tất tả lên xe tìm đến. Niềm vui nhất là khi đi sưu tầm, trở về với hiện vật trên tay, rồi sẽ trao cho nó một số phận mới…
Lòng yêu nghề, mong muốn góp chút công sức để những hiện vật được bảo tồn, giúp mọi người biết về một thời đã qua… là cách suy nghĩ nhân văn của những người làm nghề thầm lặng - sưu tầm hiện vật.
Những người đi sưu tầm hiện vật gần như thuộc hết từng nhà, hiểu ý từng người dân. Bước chân của họ gần như đi nhẵn hết khắp các địa phương trong tỉnh, từ thời giao thông chưa thuận tiện phải đi bằng đò, xuồng bơi, đi bộ… đến nay chuyện đi sưu tầm cũng đỡ hơn vì đường sá thuận tiện. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...
05:50 28/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thái Lan trợ giá khuyến khích người dân đi du lịch trong nước; Xếp hạng tín nhiệm của Đại học Harvard vẫn vững trước áp lực từ chính quyền; Giới siêu giàu Thụy Sỹ dậy sóng vì đề xuất thuế thừa kế 50%; Hàn Quốc: Không giới hạn độ dài khi khai sinh tên trẻ .
05:56 27/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hàng loạt nhóm trên Facebook bất ngờ bị đình chỉ hoạt động; Bảng xếp hạng Giải bóng chuyền nam AVC Nations Cup 2025: Việt Nam xếp trên Thái Lan; Báo cáo vắc xin của CDC Mỹ trích dẫn nghiên cứu không có thật; Máy tính lượng tử đầu tiên phóng vào vũ trụ.
05:49 27/06/2025
Những quyển sách không chỉ giúp độc giả hiểu về giá trị của văn hóa gia đình Việt, mà còn mang đến những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình cảm gia đình, để mỗi người thêm trân quý, giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, để vun vén cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, phát triển...
05:59 26/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao vào năm 2031; Thể Công - Viettel chiêu mộ 'sát thủ' Lucao trước mùa giải mới; Hàn Quốc triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp, tổng trị giá hơn 151 tỉ đồng; Thái Lan chặn du khách vào Campuchia.
06:05 25/06/2025
Thời gian gần đây, loạt dự án phim dã sử được công bố và thực hiện rầm rộ đã thổi luồng gió mới cho điện ảnh Việt, mang đến niềm tin và kỳ vọng của khán giả.
05:55 25/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sách lịch sử Việt Nam bán hơn 200.000 bản; Nha Trang là điểm đến thích nhất thế giới của du khách Hàn Quốc; Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian; Bộ phim làm thay đổi điện ảnh thế giới.
05:52 24/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/7, ai được miễn đóng BHXH bắt buộc?; Biểu diễn dù lượn trên bầu trời Nha Trang suốt hè 2025; Út Lan: Oán linh giữ của dẫn đầu phòng vé; Rải hạt mịn vào không khí để tiêu diệt bão.
13:17 23/06/2025
Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.
08:32 23/06/2025
(HG) - Cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức bấm máy dự án phim truyền hình “Hậu Giang thương nhớ”. Tham dự có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan và đoàn làm phim.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...