Thứ Hai, ngày 05/09/2016 | 05:55
Ngoại hình dễ nhìn, giọng nói truyền cảm và quan trọng phải hiểu và am tường về lịch sử, là những tố chất mà thuyết minh viên tại các khu di tích cần phải có. Nói nghe dễ, nhưng để làm được nghề thuyết minh chưa bao giờ đơn giản.
Như… làm dâu trăm họ
Nói vậy không quá, bởi ai đến bảo tàng hay các khu di tích lịch sử, đều muốn biết được câu chuyện về nơi mình đến tham quan. Mỗi người mỗi ý, họ có thể yêu cầu thuyết minh viên giải thích về bất cứ chi tiết nào, hình ảnh nào. Với những cán bộ lão thành, những vị lãnh đạo từng góp phần làm nên những chiến thắng lịch sử, thì lại muốn biết thêm những thông tin về đồng đội của mình… Từ nhu cầu đó, buộc những thuyết minh không chỉ nắm vững bài thuyết minh chính của mình, mà phải tìm hiểu về tất cả những gì liên quan đến công việc của mình, để khi khách có yêu cầu thì sẵn sàng đáp ứng. Đây cũng là chia sẻ rất thật lòng của các anh chị làm nghề thuyết minh tại các khu di tích lịch sử trên địa bàn.
Đại tướng Lê Đức Anh (ngồi), nguyên Chủ tịch nước, trong một lần nghe thuyết minh tại Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ.
Ban đầu, họ gắn bó với nghề này vì một chút tò mò, nhưng khi dấn thân rồi, đam mê lại khó dứt ra. Trong 6 thuyết minh hiện có tại Bảo tàng tỉnh, họ học rất nhiều chuyên ngành từ ngoại ngữ, sư phạm giáo dục công dân, Việt Nam học, Đông Phương học, quản trị văn phòng… và chưa có ai học đại học chuyên ngành bảo tàng cả. Chị Lê Ngọc Duyên, một thuyết minh kỳ cựu, với 10 năm làm công việc thuyết minh, chia sẻ: “Lúc mới ra trường, chưa có việc làm nên xin vào đây làm, mà không nghĩ là mình làm thuyết minh đâu. Rồi khi vào đây, được phân công, mới bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về thuyết minh. Mới đầu run lắm, nói lắp bắp và rất sợ khách hỏi thêm, bởi mình chỉ bám sát bài thuyết minh. Làm riết trở nên quen và biết cách để làm hài lòng những người cần thêm thông tin, cũng như tìm kiếm những câu chuyện gắn liền với những nhân vật để làm “mềm” đi bài thuyết minh của mình…”.
Nghe nói dễ, nhưng để làm được, cần có nghị lực và niềm đam mê rất lớn. Để có thể thuyết minh được, mỗi người phải có ít nhất 2 năm tôi rèn, nghe các đồng nghiệp mình thuyết minh và tập làm theo. Cái khó là phải làm sao để không rập khuôn. Cùng một sự kiện, nhưng cách truyền đến người nghe phải khác bằng những nhấn nhá, chi tiết thuyết phục. Đó là chưa kể đến việc các khu di tích trên địa bàn cách nhau đến vài chục cây số, du khách đến tham quan lúc nào là phải phục vụ lúc đó, những đoàn đăng ký trước còn chủ động, có những đoàn đến bất ngờ, cũng buộc phải phục vụ. Vậy nên, họ luôn ở tư thế sẵn sàng. Những người thuyết minh chia sẻ vui rằng, làm nghề này riết rồi có kỹ năng… thay đồ, bởi hình ảnh bên ngoài lúc nào cũng phải chỉn chu. Có khi đi vài chục cây số đến di tích thuyết minh, phải mang đồ theo, đến nơi lại mang ra, ủi lại cho tươm tất, xong xuôi mới đeo micro, cầm loa và bắt đầu công việc của mình…
Trụ với nghề, cần nhiệt huyết, đam mê
Để có thể trở thành một thuyết minh, cần rất nhiều yếu tố, phải học rất nhiều, làm khá vất vả, có khi cả những ngày nghỉ, lễ, nhưng thu nhập lại không cao. Vì thế, muốn vượt qua, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn và trên cả là niềm đam mê…
Khó là vậy, nhưng lực lượng này ít dao động, nên chất lượng phục vụ ổn định. Vì đam mê, nên họ chịu khó tìm tòi, tự học từ đồng nghiệp, từ sách vở. Lúc ít khách đến tham quan, họ lại đọc sách, tra cứu tài liệu, để trang bị thêm những kiến thức cần thiết cho mình. Công việc tưởng dễ, nhẹ nhàng, nhưng càng đi sâu, càng thấy khó. Anh Ngô Thanh Toàn, thuyết minh nam duy nhất trong đội ngũ này, chia sẻ: “Tôi học Việt Nam học, chuyên ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn, nên cũng… lẹ miệng, khá thuận lợi khi bắt đầu làm thuyết minh. Thế nhưng bước vào môi trường này, thấy sao mà khó quá, mình phải học rất nhiều, phải thay đổi phong cách sao cho chững chạc hơn và nhất là mọi điều mình nói ra phải thật chính xác. Tôi là người mới nhất, ít kinh nghiệm nhất, nhưng đã xác định sự lựa chọn của mình rồi, thì luôn cố gắng học hỏi, trau dồi, để phục vụ khách tham quan ngày một tốt hơn”. Còn chị Võ Thị Kiều Tiên, gắn bó với nghề được 5 năm, chia sẻ: “Quê mình ở tận Đồng Tháp, về đây làm rồi lập gia đình luôn. Bên chồng ở thị trấn Kinh Cùng (huyện Phụng Hiệp), cách nơi làm việc 30km, sáng đi, chiều về, lại phải chăm con nhỏ, dù rất cực, có khi thấy đuối sức, nhưng vì đam mê khó thể bỏ. Tôi được cái thuận lợi là có được sự hỗ trợ, sẻ chia của gia đình rất nhiều, nên an tâm dồn sức cho công việc”…
Mỗi người mỗi cảnh, nhưng điểm gặp nhau của họ là nhiệt huyết và hết lòng với nghề. Họ chia sẻ, đỡ đần công việc cho nhau, để mỗi người đều có thể lo tròn công việc của mình, lẫn công việc ở gia đình. Đây chính là điều giúp họ trụ được với nghề. Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, rất hãnh diện khi nói về đội ngũ này. Ông nói: “Hiện tại, với 6 thuyết minh, có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ tại 16 khu di tích lịch sử trên địa bàn. Lực lượng này cơ động, rất chịu khó và không thiếu nhiệt huyết, đam mê. Đa phần không được đào tạo chuyên môn, nên sẽ gặp ít khó khăn khi chuyển sang ngạch di sản viên chính, nhưng chắc sẽ không là vấn đề gì, bởi các thuyết minh viên còn rất trẻ, cơ hội học tập còn nhiều và cơ quan cũng sẽ tạo điều kiện nếu các em muốn học chuyên ngành sâu hơn, để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao”…
Ráng bỏ qua tất cả những khó khăn, những thuyết minh viên đã, đang và sẽ cố gắng mang những câu chuyện của lịch sử trở về một cách sống động, vẹn nguyên…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
05:49 07/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Làng rau Trà Quế ở Hội An là 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'; Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố; “Đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội” chỉ là tin đồn; Lần đầu tiên trên thế giới, chồn chân đen nhân bản sinh con.
10:46 06/11/2024
Ai đã từng gặp nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng, sẽ cảm nhận được năng lượng vẫn dồi dào, rực cháy trong con người đã sống một cuộc đời trọn vẹn cho những đam mê.
05:59 06/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cẩn trọng với các cuộc thi trên mạng có yêu cầu mua bán hàng; Miss Universe 2024 và những điều lần đầu xuất hiện trong lịch sử; Huấn luyện chuột để phát hiện động vật hoang dã buôn lậu; Phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới.
05:57 05/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bệnh dại bùng phát tại Quảng Nam; Tay vợt số cầu lông nữ số một Việt Nam muốn nghỉ đến hết năm 2024; Bóng đá nữ Triều Tiên lần thứ 2 vô địch World Cup trong năm 2024; 10 sự kiện thời tiết gây hậu quả nặng nề nhất trong 20 năm qua.
07:42 04/11/2024
Ghi đậm dấu ấn trong chuỗi hoạt động Hội ngộ cùng HGTV là 2 gala “Tài tử miệt vườn” và “Tài tử phương Nam”.
05:56 04/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc; Phát hiện 2 chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus; Đã tìm ra quán quân “Quý ông hoàn mỹ”; Thi “hoa hậu” mèo đẹp quốc tế.
05:55 03/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nét đẹp Lễ Đốt đèn của người Công giáo ở xóm đạo Tha La; Xe máy điện tự lái, tự thân bằng; “Nhà ổ chuột” nhưng có khách đặt thuê đến hết năm; G-Dragon phát hành đĩa đơn solo đầu tiên sau hơn 7 năm.
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
05:51 02/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.
05:57 01/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.
13:16 07/11/2024
Infographic: Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
11:52 07/11/2024
(NDO) - Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng mục Truyền thông Báo in xuất sắc (Best in Newspaper Marketing) trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông châu Á (Asian Media Awards) năm 2024 do WAN-IFRA tổ chức.
08:57 07/11/2024
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đòi hỏi ngành giáo dục nhanh chóng có những giải pháp trước mắt và định hướng lâu dài. Để không còn cảnh mỗi năm học mới lại cứ nói chuyện cũ - Thiếu giáo viên.
08:34 07/11/2024
Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.