Thứ Sáu, ngày 12/02/2021 | 19:26
Lần theo dấu xưa, tìm về chốn cũ, chúng tôi góp nhặt nhiều câu chuyện hay về những người con ưu tú của đất Hậu Giang trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: NSƯT Năm Vĩnh cùng soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền - hai người con đất này lưu dấu danh tiếng bằng những tác phẩm để đời.
Hình ảnh từ trích đoạn vở “Tiếng trống Mê Linh” của Đoàn cải lương Thanh Minh do cố NSƯT Thanh Sang và cố NSƯT Thanh Nga thể hiện.
NSƯT Năm Vĩnh - Sáng chế dây hò năm trứ danh
Nhắc đến NSƯT Năm Vĩnh, trong giới tài tử nhớ ông thuận tay trái và có tiếng đờn độc đáo, khi bổng, lúc trầm và đặc biệt đã sáng chế dây hò năm, bậc cao nhất của cây đờn kìm. Người đờn chọn bậc tùy theo làn hơi cao thấp của người ca theo 5 cung (hò, xự, xang, xê, cống). Dây hò năm còn gọi là dây hát bội để kép ca và thời của ông, chỉ phù hợp với giọng hát của danh ca Út Trà Ôn qua bài “Thái sư Văn Trọng”, một giọng ca đạt đến hàng đệ nhất, còn nghệ sĩ bình thường ít ai dám chọn. Sự sáng tạo độc đáo này đã mở ra cho cải lương thêm sự phong phú, mới lạ, mà theo nhiều nghệ sĩ lão thành như Bạch Huệ, Ba Tu…, lúc sinh thời cũng đã chia sẻ: Sau NSƯT Năm Vĩnh, chưa có ai đờn được như ông.
Sáng chế dây hò năm là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông, nhưng vẫn chưa hết tài nghệ của người con miền đất Hậu Giang này. Ông còn sáng tạo lối đờn cải lương trên cây đờn Hạ uy di, một nhạc cụ có nguồn gốc từ phương Tây. Đến bây giờ, lối đờn này vẫn được nhiều nghệ nhân đờn trên sân khấu cải lương hoặc các ban nhạc tài tử thể hiện. Đây là cống hiến đáng trân quý của nghệ sĩ, góp phần khẳng định nghệ thuật cải lương phải được làm mới, để phát triển và nâng cao.
Trong nghệ thuật sân khấu, người ta thường quan tâm đến đào kép, ít ai biết đến hai người thầy, quyết định cho sự thành công của người ca, làm cho nghệ thuật ca diễn của họ được thăng hoa, đó là thầy tuồng và thầy đờn. Với ngón đờn đỉnh cao của mình, ông đã góp phần đưa giúp các giọng ca tên tuổi như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hoàng Giang, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Lệ Thủy…, bước lên đài vinh quang, sống trong lòng của người mộ điệu.
Trong mắt của người thân, học trò của hai nhân vật trên, họ nể phục tài năng, cảm phục cách sống, cách đối nhân, xử thế của người thầy đáng kính… Nhà thơ Hoàng Ngọc (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang): “Tôi gọi NSƯT Năm Vĩnh bằng cậu. Hồi tôi còn nhỏ, cậu ưa về đờn mỗi khi có gánh hát về. Trẻ con chúng tôi được mẹ cho đi xem hát, mỏi mắt dò tìm có cái tên Năm Vĩnh để khoe với chúng bạn là “Cậu mình đó”. Sau này, cậu về Sài Gòn sống nên ít cơ hội gặp. Tôi cũng theo nghệ thuật và cảm thấy tự hào vì mình được là cháu của người nghệ sĩ tài hoa”.
Thừa hưởng trọn vẹn niềm đam mê nghệ thuật từ cha, kể cả lối đờn kìm bằng tay trái độc đáo, nhạc sĩ Thái An, hiện sinh sống và hoạt động âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, xúc động khi có người muốn tìm hiểu về cha mình - NSƯT Năm Vĩnh. Ông nói: “Sinh thời, cha tôi là người ít nói, nhưng giàu tình cảm, sống nhẹ nhàng với người thân trong gia đình, nhiệt thành với bằng hữu. Trong âm nhạc, ông dạy tôi phải sống đúng với 4 điều: Đam mê luyện tập, sáng tạo; không kiêu ngạo, không ganh tị. Cái tâm của người làm nghệ thuật ngoài luyện tập tay nghề, còn phải sống chân thật, bao dung với đồng nghiệp”.
Soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền: Người con đất Hậu Giang tài năng và khí phách
Một người con tài hoa của Hậu Giang nữa là soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền, một người con của làng Vĩnh Viễn xưa, nay là thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, sinh ra trong một gia tộc lớn, có công khai mở vùng Cái Dứa - Vĩnh Viễn. Từ nhỏ, ông theo học trường làng quê mình, gia đình khá giả, nên việc học khá suôn sẻ cho đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, lòng yêu nước trỗi dậy đã giúp ông tham gia vào Đội Thiếu niên Dân chủ tại xã và nhanh chóng đứng vào hàng ngũ thoát ly của một tổ chức vừa là đồng minh, vừa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để kháng Pháp.
Năm 1947, ông được cử đi học lớp chính trị của Liên đoàn Thanh niên Liên tỉnh miền Tây, rồi Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố tại Cà Mau, một ngôi trường chính quy rất quan trọng của lực lượng kháng chiến Nam bộ, nhằm đào tạo cán bộ ưu tú phục vụ kháng chiến. Ông học cùng khóa với các nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Vĩnh Hòa… Để rồi sau đó, ông lại được trở về quê nhà, vào năm 1952, mở trường dạy học, mang ánh sáng cho những mảnh đời nghèo khổ, cơ cực khát khao tìm con chữ của thanh niên vùng đất này.
Không chỉ là người thầy có tâm, ông còn là một nghệ sĩ tài năng, nhà báo đầy tâm huyết và nhà văn với những tác phẩm đậm tình xứ sở. Ông viết và chuyển thể các vở cải lương nổi tiếng: “Tiếng trống Mê Linh”, “Tình người ở lại”, “Bài thơ trên cánh diều”…; là nhà báo với bút danh Lê Văn, Lê Dũng, Vĩnh Điền, thể hiện góc nhìn sắc bén, giàu tính chiến đấu, tình yêu quê hương nồng hậu. Ông còn rất giỏi tiếng Hán nên dịch nhiều tiểu thuyết của Quỳnh Dao và một số văn sĩ Trung Quốc đến với độc giả Việt thời bấy giờ.
Ở lĩnh vực văn chương, ông có hai truyện ngắn tiêu biểu là “Cô gái Cầu Đúc” và “Ngôi nhà không có đàn ông”. Hai tác phẩm là tình yêu ông dành cho quê hương mình, đã in đậm trong ký ức. Quê hương bị tàn phá, nỗi đau thời hậu chiến cũng được ông thể hiện bằng tất cả tình yêu hồn hậu, bằng góc nhìn sâu sắc, được soi rọi bằng hiện thực tàn khốc của làng quê nghèo vẫn còn in hằn vết tích chiến tranh.
Cuộc đời của soạn giả Vĩnh Điền là sự nỗ lực không mệt mỏi để cống hiến, để sống trọn vẹn cho nghệ thuật. Từ một miền đất xa xôi, bằng tài năng, bằng trái tim nóng hổi nhiệt huyết và tình yêu nghệ thuật, ông đã khẳng định tên tuổi của mình giữa một trung tâm văn hóa lớn - Sài Gòn. Sự đóng góp đó luôn được trân quý và tiếng thơm ấy mãi lưu danh.
Tôi đã tìm về quê ông, nơi đó vẫn còn nhiều người thân sinh sống. Hỏi ngay người em họ của ông, bà Lê Thị Thu Hồng, tôi đã góp nhặt thêm ít thông tin về ông, về tình cảm của người em dành cho người anh họ, cũng là người thầy dạy mình hồi nhỏ. Rồi gặp ông Lê Văn Thiều, em trai ông, nay đã 84 tuổi. Nghe có người tìm để biết thêm về anh trai, ông rưng rưng nước mắt. Hồi ức về thời thơ ấu vui vầy bên nhau ùa về. Ông thủng thẳng: “Anh tôi hiền lắm, lễ phép với người lớn và yêu thương các em rất mực. Từ nhỏ học rất giỏi, nhất là môn toán. Cả đời anh đi bôn ba, ít khi về nhà, hễ sắp xếp được là anh dắt vợ con về quê, thăm hết bà con ở đây”.
Còn ông Đồng Quang Năm, nguyên Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ giai đoạn 1986-1991, nay đã 85 tuổi, một học trò ngày xưa của soạn giả, bồi hồi: “Tôi tự hào vì đã được thầy Vĩnh Điền dạy khoảng 2 năm. Một người thầy hiền lành, dung dị. Ông không chỉ dạy chữ, mà còn dạy cách làm người, biết căm thù giặc, cố gắng học để chống giặc cứu nước. Tư tưởng đó như kim chỉ nam của thế hệ chúng tôi và niềm trân quý mà ông dành cho lứa học trò chúng tôi ngày ấy vẫn giữ đến tận bây giờ”.
Người giúp thông tin hai nhân vật ưu tú được lưu truyền
Soạn giả Nhâm Hùng.
Riêng với soạn giả Nhâm Hùng, nếu không có sự tình cờ của ông, không bằng tình yêu, trách nhiệm và quyết tâm của một người con của đất Hậu Giang, có lẽ những thông tin về hai nhân vật ưu tú này mãi không thành sách. Ông chia sẻ: “Một dịp tình cờ, tôi lên Sài Gòn, được nhà thơ Kiên Giang dắt đi thăm những ngôi mộ nghệ sĩ. Chỉ tay vào ngôi mộ, ông hỏi tôi biết nhà văn, nhà báo Vĩnh Điền không, một người con của vùng đất Long Mỹ, Hậu Giang đó. Sẵn đã biết về nghệ nhân đờn, NSƯT Năm Vĩnh, giờ có thêm một con người tài hoa ở vùng đất này, tôi đã cùng góp sức thực hiện đề tài, với mong muốn góp chút sức góp nhặt tư liệu về cuộc đời và những đóng góp của hai ông, để ghi lại, tôn vinh hai con người đã làm rạng danh quê hương Hậu Giang”.
Từ những tài liệu nghiên cứu về hai nghệ sĩ của một người đầy tâm huyết, thân thế và sự nghiệp của NSƯT Năm Vĩnh cùng soạn giả, nhà báo Vĩnh Điền lần đầu được tổng hợp một cách đầy đủ nhất. Trong đó, không chỉ là những dòng tư liệu khô cứng, mà có cả những lời tâm tình của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, để thấy hết được sự tài hoa, đĩnh đạc của một người hết lòng với quê hương, đã có nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, làm rạng danh quê hương, xứ sở.
***
Cả hai ông đã rời xa cõi đời, nhưng tiếng thơm vẫn mãi lưu danh. Người ghi dấu ấn bằng ngón đờn trứ danh, có hàng trăm học trò và đặc biệt là người con trai thừa hưởng trọn vẹn tài năng và niềm đam mê của cha; người để lại những vở cải lương nổi tiếng, những tác phẩm báo chí có sức chiến đấu cao và sản phẩm văn chương đậm tình quê hương xứ sở…
Những người thân, học trò, người yêu thích hai nghệ sĩ (từ trái qua): bà Lê Thị Thu Hồng, ông Đồng Quang Năm, nhạc sĩ Thái An,… kể lại chuyện về hai ông.
49 năm đi đờn cho 30 gánh hát
NSƯT Năm Vĩnh (1918-2005) tên thật là Võ Hữu Vĩnh, là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân tại làng Long Trị nay thuộc thị xã Long Mỹ, hơn 70 năm làm nghề (1935-2005), có 49 năm đi đờn cho 30 gánh hát; cộng tác khoảng 10 hãng đĩa; đã đờn trên 200 tuồng trên sân khấu và thu đĩa, băng; truyền nghề trên 500 người. |
Tác giả vở cải lương nổi tiếng “Tiếng trống Mê Linh”, bệ phóng nổi tiếng của cố NSƯT Thanh Nga
Soạn giả Vĩnh Điền (1930-1987) quê quán tại làng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá, nay là thị trấn Vĩnh Viễn, tỉnh Hậu Giang. Ông viết và chuyển thể các vở cải lương nổi tiếng: “Tiếng trống Mê Linh”, “Tình người ở lại”, “Bài thơ trên cánh diều”...; là nhà báo với bút danh Lê Văn, Lê Dũng, Vĩnh Điền, thể hiện góc nhìn sắc bén, giàu tính chiến đấu, tình yêu quê hương nồng hậu... |
“Cha dạy tôi sống đúng với 4 điều trong âm nhạc”
Nhạc sĩ Thái An, con NSƯT Năm Vĩnh, xúc động khi có người muốn tìm về cha mình. Ông nói: “Trong âm nhạc, ông dạy tôi phải sống đúng với 4 điều: Đam mê luyện tập, sáng tạo; không kiêu ngạo, không ganh tị. Cái tâm của người làm nghệ thuật ngoài luyện tập tay nghề, còn phải sống chân thật, bao dung với đồng nghiệp”. |
VĨNH TRÀ
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
06:00 25/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
05:53 23/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.
06:00 22/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo về trào lưu pickleball; Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại trên toàn huyện; UAE đúc thỏi vàng lớn nhất thế giới, nặng hơn 300 kg; Mặt trăng thứ hai sắp rời khỏi Trái Đất.
05:56 21/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà; Trường học ở Ấn Độ phải dạy trực tuyến do khói mù độc hại; 80% dân số nước Mỹ sẽ bị thừa cân, béo phì; Ngôi làng nhỏ bé nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.
08:31 20/11/2024
Ít nhất 5 phim điện ảnh Việt sẽ ra rạp từ đây đến cuối năm, là những bộ phim đa dạng thể loại, đề tài...
05:56 20/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Người dân ở Bạc Liêu bắt được cá sấu nặng gần 100kg; Ca sĩ Cẩm Ly đi thi... kịch nói; Phát hiện loài hoa đặc hữu của Việt Nam trên rừng Trường Sơn; Bị lừa tiền đặt phòng Đà Lạt dịp Festival hoa.
15:00 19/11/2024
(HGO) - Tại Di tích lịch sử Chiến Thắng Chương Thiện (thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp cùng các sở, ngành, đơn vị, địa phương thông qua dự án tu sửa cấp thiết di tích này.
06:40 18/11/2024
Từ tên gọi đã cho thấy sự gần gũi, bình dị và thật sự, “Chuyện quê mình” mang đến khán giả những câu chuyện mà ai cũng tìm thấy chút bóng dáng mình trong đó.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.