Thứ Sáu, ngày 29/06/2018 | 10:48
![]() |
“Nói đến nghệ nhân tài tử, nhiều người nghĩ ngay đến những người đờn, ca, còn người sáng tác như mình chắc ít khi được nhắc đến”, nghệ nhân Nguyễn Văn Tám (ảnh) (ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A), cười khi nói về nghề sáng tác của mình.
Cái nghiệp với đờn ca
Gặp anh vào một buổi chiều mưa, là cán bộ chuyên trách ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, với anh, mỗi ngày đều tất bật. Anh đang tập cho đội của xã thi tuyên truyền về dân số. Trong buổi tập, anh nghiêm khắc, nhưng chỉ dẫn nhẹ nhàng cho những diễn viên không chuyên, để họ có thể đáp ứng tốt kịch bản, cũng do anh viết và dàn dựng. Anh cười tươi: “Tranh thủ thời gian “chạy show” để có thêm thu nhập”. Câu chuyện về con đường viết lách của anh được chia sẻ nhanh sau giờ nghỉ giải lao, bằng câu chuyện về thời đi nghe vọng cổ… ké.
Thuở nhỏ, anh rất mê nghe cải lương. Lúc đó, nhà nghèo, làm gì có được cái radio, nên mỗi ngày, canh đến giờ là anh đến nhà hàng xóm nghe. Lúc đó, anh khoảng 10 tuổi. Nghe xong, anh nhớ rất nhiều và tập tành hát y chang. Ai cũng khen anh sáng dạ, giọng nghe cũng được, càng làm cho anh thích thú tập hát nhiều hơn. Rồi ở trường, khi có văn nghệ, ai kêu là anh hát liền, không mắc cỡ, dần dần cũng dạn sân khấu. “Hồi đó quê mình, nhà khá giả đám cưới mới có ca hát, mà chủ yếu là ca cổ. Không có đám nào mình vắng mặt, đến để nghe. Có lẽ nghe nhiều nên ngấm lúc nào không hay và đến bây giờ ngẫm lại, tôi vẫn cám ơn thời đó chỉ có ca cổ là thịnh hành để tôi chuyên tâm nghe một thể loại thôi”, anh nhớ lại.
Hết cấp 3, anh thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ, nhưng chỉ học được 2 năm thì bỏ dỡ, vì hoàn cảnh quá khó khăn. Bươn chải một thời gian, đến năm 1992, anh về lại xã Tân Hòa, tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương, bắt đầu tập tành viết lách. Từ đó, anh gắn bó với nghề cho đến tận bây giờ.
Duyên với sáng tác
Nghe vọng cổ nhiều, anh chăm chỉ nghe luôn những chương trình dạy viết bài vọng cổ. Rồi anh cũng tập tành viết theo cảm xúc của mình. Viết chỉ để hát, chứ cũng chưa dám đưa ai xem. Năm 1994, nghe Đài PT&TH tỉnh Kiên Giang phát động cuộc thi sáng tác ca khúc, ca cổ, anh viết bài “Em gái Kiên Giang” và gởi đi. Anh nhớ lại: “Gởi cho vui, cũng không phải mắc cỡ, vì đâu có ai biết mình là ai đâu. Vậy mà năm đó, tôi được giải khuyến khích”. Giải thưởng đầu tiên này tiếp thêm sức mạnh để anh tiếp tục tìm tòi những ý tưởng mới bắt gặp trong đời sống hàng ngày để viết. Anh tạo thành thói quen là đi đâu, anh cũng để sẵn cây viết, cuốn sổ tay trong túi. Thấy gì hay, ý tưởng nào lóe lên là anh ghi lại liền. Thói quen ấy anh vẫn giữ cho đến bây giờ. Nhiều khi xem lại những dòng viết vội xưa cũ, anh cũng có những ý tưởng cho những sáng tác. Viết nhiều, anh chăm chỉ gởi tham gia các cuộc thi, bất kể lớn nhỏ.
Anh nghĩ, đem tác phẩm đi thi có mất mát gì đâu, được thì vui, không được xem như một trải nghiệm, mình rút kinh nghiệm để viết hay hơn. Nói vậy chứ cuộc thi nào anh gởi, dù lớn hay nhỏ cũng có giải thưởng. Đến nay, gia tài giải thưởng của anh lên đến vài chục giải thưởng trong và ngoài tỉnh. Anh nói, viết trở thành nguồn thu nhập chính để anh nuôi gia đình, nuôi những ước mơ cho những sáng tác tiếp theo.
Không chỉ sáng tác những bài ca cổ, anh còn nghiên cứu sâu các bài bản tài tử và viết lời mới, từ cảm nhận về cuộc sống, sự đổi thay của quê mình. Sẵn có chất giọng, anh hát luôn và trở thành một trong những giọng ca tài tử của địa phương.
Nhẩm tính đến bây giờ, anh viết hàng trăm bài ca cổ, bài bản tài tử. Anh còn viết kịch bản tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đề tài mà anh viết về nỗi đau chiến tranh. Anh cũng đã từng trải qua một thời gian khó, từng chứng kiến quê hương oằn mình từ trong đổ nát vươn lên. Anh còn đặc biệt viết về những đổi thay của quê hương, về công cuộc đổi mới đã làm cho quê anh thay da đổi thịt hàng ngày. Có đủ trải nghiệm và cảm xúc, nên những sáng tác của anh nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ khơi gợi tâm tư, tình cảm của mỗi người…
Hỏi vì sao anh chọn nghề này, anh nói tại mê không thể lý giải được. Nhắc đến nghề của mình, anh thầm cảm ơn cái thời anh được đi nghe vọng cổ… ké, để nuôi dưỡng ước mơ sáng tác. Giờ ước mơ đó đã thành hiện thực, trở thành nguồn sống, tiếp thêm sức mạnh để anh bước tiếp con đường làm nghệ thuật của mình.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...
05:50 28/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thái Lan trợ giá khuyến khích người dân đi du lịch trong nước; Xếp hạng tín nhiệm của Đại học Harvard vẫn vững trước áp lực từ chính quyền; Giới siêu giàu Thụy Sỹ dậy sóng vì đề xuất thuế thừa kế 50%; Hàn Quốc: Không giới hạn độ dài khi khai sinh tên trẻ .
05:56 27/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hàng loạt nhóm trên Facebook bất ngờ bị đình chỉ hoạt động; Bảng xếp hạng Giải bóng chuyền nam AVC Nations Cup 2025: Việt Nam xếp trên Thái Lan; Báo cáo vắc xin của CDC Mỹ trích dẫn nghiên cứu không có thật; Máy tính lượng tử đầu tiên phóng vào vũ trụ.
05:49 27/06/2025
Những quyển sách không chỉ giúp độc giả hiểu về giá trị của văn hóa gia đình Việt, mà còn mang đến những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình cảm gia đình, để mỗi người thêm trân quý, giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, để vun vén cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, phát triển...
05:59 26/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao vào năm 2031; Thể Công - Viettel chiêu mộ 'sát thủ' Lucao trước mùa giải mới; Hàn Quốc triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp, tổng trị giá hơn 151 tỉ đồng; Thái Lan chặn du khách vào Campuchia.
06:05 25/06/2025
Thời gian gần đây, loạt dự án phim dã sử được công bố và thực hiện rầm rộ đã thổi luồng gió mới cho điện ảnh Việt, mang đến niềm tin và kỳ vọng của khán giả.
05:55 25/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sách lịch sử Việt Nam bán hơn 200.000 bản; Nha Trang là điểm đến thích nhất thế giới của du khách Hàn Quốc; Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian; Bộ phim làm thay đổi điện ảnh thế giới.
05:52 24/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/7, ai được miễn đóng BHXH bắt buộc?; Biểu diễn dù lượn trên bầu trời Nha Trang suốt hè 2025; Út Lan: Oán linh giữ của dẫn đầu phòng vé; Rải hạt mịn vào không khí để tiêu diệt bão.
13:17 23/06/2025
Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.
08:32 23/06/2025
(HG) - Cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức bấm máy dự án phim truyền hình “Hậu Giang thương nhớ”. Tham dự có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan và đoàn làm phim.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...