Thứ Sáu, ngày 31/01/2025 | 12:11
Từ giữa thế kỷ trước, có một dòng tranh rất thịnh hành của Nam bộ, được rất nhiều gia đình khá giả khi đó đặt treo trang trọng ở nhà, nhưng sau đó, nghệ thuật làm tranh này dần mai một, gần như rơi vào quên lãng...
Nhóm nữ sinh bên các tác phẩm tranh gói vải với chủ đề “Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc”.
Một nhóm học sinh ở Hậu Giang đã gây bất ngờ khi làm “sống lại” một loại hình nghệ thuật nhiều nét độc đáo và đặc trưng này.
Thờ phụng mấy mươi năm mới biết là tranh quý...
Mấy chục năm qua, ngày nào bà Đặng Thị Diệp (thường gọi là bà Năm Diệp), ở khu vực 3, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, đều dọn dẹp, chăm chút cho bức tranh được thờ trang trọng giữa nhà. Mãi đến gần đây, bà mới biết đây là tranh gói vải, dòng tranh thịnh hành ở Nam bộ từ giữa thế kỷ trước.
Bà Diệp chia sẻ: “Có lần khi tháo bức tranh ra để lau chùi, tôi thấy phía sau có để thời gian làm tranh là từ năm 1964, vậy là đến nay đã trên 60 năm. Nghe nói tranh có nguồn gốc từ làng nghề ở chợ Cái Vồn (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Trước đây, gia đình tôi thờ phụng trang trọng không nghĩ bức tranh này có gì đặc biệt. Sau này mới biết đây là tranh gói vải”.
Còn tại Đình thần Nguyễn Trung Trực, khu vực 5, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, ai cũng ấn tượng với bức chân dung của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, được thờ trang trọng ở giữa chánh điện. Hình ảnh Ngài được làm bằng vải, nổi lên trên nền giấy và bảo quản cẩn thận trong khung kính. Không ai rõ nguồn gốc và tuổi của bức tranh này, mãi sau này mới biết là tranh gói vải.
Qua tìm hiểu được biết, tranh gói vải là loại tranh tạo hình nổi bằng chất liệu vải trên nền giấy, do ông Trần Quang Huy (hiệu là Thủy Tiên), ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, sáng chế khi thay hình dán giấy bằng vải hoặc lụa trên những bức trướng dùng để phúng viếng đám tang. Sau đó, phát triển thêm tranh chân dung để thờ cúng, rồi tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh,… Đây là dòng tranh khá thịnh hành ở Nam bộ từ giữa thế kỷ XX, được đánh giá cao bởi sự khéo léo, kỳ công trong cách làm để cho ra những tác phẩm chân thật, sống động.
Có thể quét mã QR và ứng dụng công nghệ NFC để xem hình ảnh 3D của các bức tranh cũng như các nội dung về Bác.
Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều người biết về tranh gói vải. Số lượng nghệ nhân còn làm được những tác phẩm tranh này thì lại càng hiếm hoi… Nhưng đáng mừng là những nữ sinh ở Hậu Giang đã tìm tòi, nghiên cứu để làm “sống lại” dòng tranh này.
“Sống lại” bởi những bàn tay trẻ
Với niềm đam mê hội họa, nhóm nữ sinh Nguyễn Thị Yến Ngọc, Phạm Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Tâm Đoan và Lê Ngọc Quỳnh Anh, cựu học sinh Trường THCS Thuận An (thị xã Long Mỹ), đã tìm hiểu về những dòng tranh truyền thống của dân tộc và đặc biệt ấn tượng với nghệ thuật tranh gói vải. “Chúng em được biết đây là một dòng tranh khá đặc trưng của Nam bộ, nhưng hiện nay đang dần mai một, do đó chúng em muốn thử sức làm những sản phẩm tranh này”, em Phạm Thị Thủy Tiên chia sẻ.
Các em kể chuyện biết đến tranh gói vải như một cái duyên, đó là lần được đến nhà bà Diệp để chơi, thì tình cờ phát hiện bức tranh thờ khác lạ so với tất cả những bức tranh hiện nay, các em dành sự chú ý đặc biệt, tìm hiểu và cái duyên đã đưa nhóm nữ sinh này đến với một loại hình nghệ thuật truyền thống gần như đã không còn xuất hiện ở đất Nam bộ.
Nhóm nữ sinh đưa bộ tranh tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ XI năm 2024 và đoạt giải khuyến khích.
Và chủ đề được nhóm nữ sinh lựa chọn để tạo nên các tác phẩm tranh gói vải đầu tiên của mình chính là Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc. Sau mỗi buổi học, các em đều tập hợp lại để làm tranh. Với nguyên liệu là những vật dụng quen thuộc như vải, hồ dán, màu, bông gòn và giấy bìa cứng, nhóm đã thử nghiệm và rút ra cách làm tranh gói vải. Trong hơn 1 tháng, các em đã lần lượt tạo ra 5 bức tranh: “Chân dung Bác Hồ”, “Cuộc đời cách mạng của Bác Hồ”, “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, “Bác Hồ với thiếu nhi”, “Bác Hồ với chiến sĩ”.
Để góp phần sinh động và tạo chiều sâu cho các tác phẩm của mình, nhóm còn trang bị hệ thống thuyết minh tự động không cần kết nối mạng internet, tích hợp mã QR và công nghệ NFC vào mỗi bức tranh. Khi dùng điện thoại thông minh để quét mã, người xem có thể thấy được hình ảnh 3D của bức tranh và truy cập các nội dung mở rộng như cuộc đời, sự nghiệp, các tác phẩm văn học, nghệ thuật về Bác Hồ.
Với việc sáng tạo bộ tranh này, nhóm tác giả không chỉ thể hiện sự tôn kính dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn lan tỏa tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Góp phần giới thiệu về tranh gói vải, một dòng tranh đặc sắc của Nam bộ, nhưng lại ít được giới trẻ biết đến và đang dần mai một.
Cô Trần Như Ngọc, giáo viên Trường THCS Thuận An, người hướng dẫn của nhóm tác giả, cho biết: “Đây là một sản phẩm thân thiện với môi trường, được làm bằng những nguyên liệu có thể dễ dàng tìm thấy tại địa phương. Nếu được thì trong những năm học tới, tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các học sinh mới làm thêm những bộ tranh với chủ đề khác, để tiếp tục phát huy nghệ thuật tranh gói vải này”.
ĐANG THƯ
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:07 30/06/2025
- Ê, ông Tư, vô đây coi cái này nè.
11:22 27/06/2025
(HGO) – Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, từ năm 2021 đến nay, Hậu Giang đã đưa 2.450 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, năm 2021 có 23 người, năm 2022 có 397 người, năm 2023 có 651 người, năm 2024 có 766 người và từ đầu năm đến nay là 613 người. Các thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
11:14 27/06/2025
(HGO) - Dòng kênh Cái Nhúc đoạn qua chợ Vị Thanh, phường III, thành phố Vị Thanh đang bị ô nhiễm do tình trạng rác thải từ quá trình mua bán bị các tiểu thương vứt trực tiếp xuống kênh.
09:56 27/06/2025
Hoạt động trong tình hình mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX chú trọng sự linh hoạt và sáng tạo để vượt qua thách thức, mở ra hướng đi mới nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân.
05:38 27/06/2025
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, còn hỗ trợ học nghề, giúp họ sớm trở lại thị trường việc làm.
13:39 26/06/2025
(HGO) – Ngày 25-6, tại thành phố Cần Thơ, BHXH khu vực XXX tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công tác truyền thông và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế”.
08:14 26/06/2025
(HG) - Qua khảo sát mới đây của ngành chức năng huyện Châu Thành, hiện toàn huyện xuất hiện 27 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, ước tổng chiều dài 74m và có khoảng 100 hộ dân sống ngay đoạn có nguy cơ sạt lở bị ảnh hưởng.
08:07 26/06/2025
Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là vấn đề cấp thiết đã được khoa học và công nghệ vào cuộc giải quyết.
06:05 25/06/2025
Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, ngành chức năng và các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...