Thứ Hai, ngày 23/11/2020 | 09:50
Qua 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt được triển khai đã giúp công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đạt được những bước tiến mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.
Hàng ngàn lao động được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng sau học nghề.
Những kết quả khả quan
Tay thoăn thoắt luồn từng cọng lục bình vào nhau, chị Hà Xuân Hương, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cho biết: “Sau khi tham gia lớp học nghề đan lục bình do địa phương tổ chức, tôi đã nhận khung về làm gia công. Ban đầu làm chưa quen tay nên thao tác còn chậm, sau thời gian làm riết rồi quen, tay nghề được nâng lên. Bình quân mỗi ngày, tôi đan được 2 cái giỏ, tính ra mỗi tháng tôi cũng kiếm được trên 1 triệu đồng từ nghề này”. Gia đình chị Hương không có ruộng vườn, chị thì ở nhà lo việc nội trợ, còn chồng chị ngoài đi đặt trúm ai thuê mướn gì cũng làm. Từ khi có nghề đan lục bình, gia đình chị có thêm khoản tiền để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, nhờ đó cuộc sống ổn định hơn.
Tháng 11-2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trọng tâm của Đề án là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tham gia học nghề với sự hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó, tạo việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để triển khai hiệu quả đề án, tỉnh đã đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết để thực hiện trong nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020… cùng nhiều quyết sách huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Theo ông Nguyễn Văn Thừa, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu của huyện giao, UBND xã chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người lao động. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xã và các ấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để người dân thấy rõ lợi ích của học nghề. Qua 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, địa phương đã tổ chức 25 lớp đào tạo nghề với 670 lao động theo học. Trong đó, có 98 hộ thoát nghèo và 127 hộ thoát cận nghèo nhờ học nghề. “Việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao đông nông thôn được địa phương thực hiện đúng, đủ, kịp thời, đặc biệt là người lao động thuộc các đối tượng đã ưu tiên. Qua đó, giúp người học an tâm học nghề cũng như có điều kiện để phát triển nghề đã học”, ông Thừa cho biết.
Thời gian qua, Hậu Giang thực hiện hiệu quả nhiều lớp dạy nghề, đáp ứng được nhu cầu của địa phương, thực tế đời sống của người dân, nghề đan lục bình, may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn… hoặc những nghề liên quan đến nông nghiệp đều mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được việc làm tại chỗ hoặc nâng cao trình độ của người dân, nhất là nông dân để phục vụ tốt việc làm hàng ngày của họ. Từ đó, số hộ thoát nghèo, hộ khá tăng lên đáng kể, hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên, bộ mặt nông thôn mới được hình thành rõ nét.
Phối hợp đồng bộ trong thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp, các ngành và địa phương đã tập trung tuyên truyền giúp người dân nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học nghề. Đồng thời, rà soát nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch và triển khai đề án đồng bộ các giải pháp đào tạo nghề.
Theo ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A: Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trung tâm đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và doanh nghiệp tuyên truyền chính sách học nghề đến người lao động. Phối hợp với các doanh nghiệp thống nhất chương trình đào tạo. “Với phương châm “Mỗi học viên là một tuyên truyền viên”, chúng tôi vận động người học nghề khóa trước đã đi làm có thu nhập ổn định, để tuyên truyền vận động mọi người tham gia học nghề. Bởi đây chính là minh chứng cụ thể nhất về hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, còn đa dạng hóa các ngành nghề và linh hoạt các hình thức tổ chức học tập, để người dân dễ tham gia học nghề”, ông Trí nhấn mạnh.
Toàn tỉnh hiện có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Hợp tác xã Thanh Tú (huyện Vị Thủy) và Hợp tác xã Kim Ngân (thị xã Long Mỹ) đã tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn với số lượng lớn. Theo bà Lê Thị Ngọc Thu, Giám đốc Hợp tác xã Thanh Tú, huyện Vị Thủy, nghề đan lục bình có nhiều cái hay lắm. Trước hết, nó tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho mọi người lúc nông nhàn. Ngoài ra, tuy chỉ là nghề phụ, nhưng do khéo tay và chịu thương chịu khó, đến khi đã quen tay thạo việc thì thu nhập từ nghề đan lục bình lại cao hơn thu nhập chính là nghề nông. Cái hay nữa là công việc này luôn có quanh năm, nên thu nhập cũng được ổn định để giúp mọi người tăng thêm thu nhập, chúng tôi đã liên kết với các công ty thu mua sản phẩm của người dân. Tùy theo kích cỡ sản phẩm lớn, nhỏ mà mỗi sản phẩm có giá từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng. “Hiện tại, hợp tác xã có 11 tổ nhóm với 750 lao động. Điều chúng tôi quan tâm nhất là làm sao nâng cao tay nghề lao động để các sản phẩm không dừng lại ở thị trường Bình Dương mà còn vươn ra ngoài nước”, bà Thu cho biết.
Từ năm 2010-2020, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 93.590 người. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 58.708 người, có việc làm sau học nghề chiếm tỷ lệ 86,48%. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngay sau khi hoàn thành khóa học, người lao động có trình độ, tay nghề được doanh nghiệp tuyển dụng, góp phần tăng tính hiệu quả trong công tác hỗ trợ đào tạo lao động, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt khi làm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của người dân. Người lao động sau khi học nghề đã áp dụng những kiến thức, kỹ thuật vào lao động, sản xuất đã nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững…
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 30% vào năm 2010, đến cuối năm nay dự kiến đạt 61,19%
Theo bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kết quả đột phá là số lượng và chất lượng tăng lên, kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp trong thực hiện công tác đào tạo nghề. Qua công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 30% vào năm 2010, cuối năm nay dự kiến đạt 61,19%. Trong giai đoạn 2010-2020, toàn tỉnh có 93.590 lao động được đào tạo nghề, đạt trên 109% so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề chiếm tỷ lệ 86,4%. Có 8.802 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động, 9.103 lao động được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, 27.497 lao động tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên, 3.783 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá… |
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động nông thôn
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh đề nghị: Các đơn vị liên quan cần tiến hành điều tra cung - cầu lao động với đối tượng mở rộng từ các doanh nghiệp lớn đến nhỏ, có phân loại nhu cầu lao động theo trình độ, nhóm tuổi, giới tính, ngành nghề, kinh nghiệm... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bổ sung những giải pháp đồng bộ. Trong đó, cần chú trọng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo từng vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp và đẩy mạnh công tác tuyển sinh. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp theo quy định hiện hành. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:07 30/06/2025
- Ê, ông Tư, vô đây coi cái này nè.
11:22 27/06/2025
(HGO) – Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, từ năm 2021 đến nay, Hậu Giang đã đưa 2.450 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, năm 2021 có 23 người, năm 2022 có 397 người, năm 2023 có 651 người, năm 2024 có 766 người và từ đầu năm đến nay là 613 người. Các thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
11:14 27/06/2025
(HGO) - Dòng kênh Cái Nhúc đoạn qua chợ Vị Thanh, phường III, thành phố Vị Thanh đang bị ô nhiễm do tình trạng rác thải từ quá trình mua bán bị các tiểu thương vứt trực tiếp xuống kênh.
09:56 27/06/2025
Hoạt động trong tình hình mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX chú trọng sự linh hoạt và sáng tạo để vượt qua thách thức, mở ra hướng đi mới nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân.
05:38 27/06/2025
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, còn hỗ trợ học nghề, giúp họ sớm trở lại thị trường việc làm.
13:39 26/06/2025
(HGO) – Ngày 25-6, tại thành phố Cần Thơ, BHXH khu vực XXX tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công tác truyền thông và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế”.
08:14 26/06/2025
(HG) - Qua khảo sát mới đây của ngành chức năng huyện Châu Thành, hiện toàn huyện xuất hiện 27 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, ước tổng chiều dài 74m và có khoảng 100 hộ dân sống ngay đoạn có nguy cơ sạt lở bị ảnh hưởng.
08:07 26/06/2025
Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là vấn đề cấp thiết đã được khoa học và công nghệ vào cuộc giải quyết.
06:05 25/06/2025
Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, ngành chức năng và các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...