Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 | 05:38

Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, ngay từ khi lập làng, đã hình thành khá rõ đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo; hai dòng tín ngưỡng hầu hết đều gắn liền các thiết chế đình, miễu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Quan đế miếu tại phường V, thành phố Vị Thanh.

Trước khung cảnh hoang sơ, khắc nghiệt “sương lam, chướng khí”, “dưới sông sấu lội, trên bờ cọp đua”, người khẩn hoang đã tự trang bị cho mình niềm tin vào thiên nhiên; sùng bái trời, đất, thánh thần mong được phò hộ trong việc khẩn hoang, làm ăn mua bán; gia đình bình an...

Công cuộc khẩn hoang hoàn tất khi đã định cư, đời sống tương đối ổn định, cư dân thường lập đình làng thờ “Thành hoàng bổn cảnh”, ghi nhớ công lao các bậc tiền hiền, hậu hiền có công mở đất, giữ đất, bảo vệ quê hương.

Đình làng Hỏa Lựu ra đời trong bối cảnh đó, có lẽ do các thế hệ cư dân trước đây từng theo vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa đánh Tây ở Rạch Giá, nên người dân lập đình thờ Ông Nguyễn, sau này gọi là đình Nguyễn Trung Trực. Người dân vùng Rạch Giá xưa gọi “Ông Nguyễn” tỏ rõ sự cung kính, chứ không dám kêu đích danh Nguyễn Trung Trực.

Một số ý kiến cho rằng, đình làng Hỏa Lựu có từ 3-4 đời trước, khoảng cuối thế kỷ XIX. Nhưng trong quyển “Lịch sử Đảng bộ xã Hỏa Lựu 1954-1975” ghi nhận: “Người Kinh lập ra đình thần Nguyễn Trung Trực tại chợ Hỏa Lựu vào năm 1930”. Hiện nay, sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đình tọa lạc cuối chợ phường VII (Hỏa Lựu cũ), có nhà chánh điện, sân đình, cổng rào.

Hàng năm, vào ngày 12-10 âm lịch, cư dân trong vùng tổ chức cúng kỳ yên Thượng Điền; giữa năm, cúng giỗ Ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) vào ngày 18-8 âm lịch; cuối năm, ngày 12-10 âm lịch thì cúng kỳ yên Hạ Điền. Đình làng Nguyễn Trung Trực được xem như một di tích, minh chứng cho thời khẩn hoang của lớp người Việt đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp tại Hỏa Lựu, trong vùng Vị Thanh xưa và nay.

 Hiện nay, Ban quản trị đình vẫn còn lưu giữ một sắc thần (bản sao), nhưng không rõ đời vua nào sắc phong. Nhìn chung, việc tiến hành lễ hội còn ở mức bình thường, chưa được quy mô rộng khắp. Các lễ thức khá giản đơn theo thông lệ các đình Nam bộ, kể cả ngày lễ cúng giỗ ông Nguyễn.

Kiến trúc đình chưa được nâng cấp, tính mỹ thuật còn hạn chế. Về nội dung hoạt động thời xưa, ngoài việc cúng tế, thờ thành hoàng bổn cảnh và Ông Nguyễn, chưa thấy tài liệu ghi nhận hay nhân chứng xác nhận về các chức năng khác của đình, như chỗ làm việc của hương chức làng, nơi sinh hoạt cộng đồng.

Trước lúc ra đời của đình Nguyễn Trung Trực, có lẽ các lớp cư dân, khẩn hoang vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã lập các miễu, am. Tiêu biểu như miễu Bà chúa xứ, hình thức kiến trúc nhỏ hơn đình, cất ở ngã ba, ngã tư trong chòm xóm; chủ yếu thờ thần nữ, người cai quản về tâm linh trên địa bàn. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 9 ngôi miễu thờ thần, trong đó có 1 miễu Bà chúa xứ, tại bờ kinh Mới, xã Tân Tiến khá khang trang, lập từ lâu đời.

Miễu Thổ thần (Thổ địa), thời xưa hầu như đất nhà nào cũng có, nhỏ hơn miễu bà, dân gian thường cất sơ sài (cây lá), vừa làm ranh đất, vừa để thờ Thần đất. Ngày nay, vẫn còn khá nhiều miễu thờ Thổ thần đặt rải rác trong khu xóm, trên đất vườn. Các nghi thức cúng ở các miễu Bà chúa xứ, miễu Thổ thần khá giản đơn, không tụ tập đông người, thỉnh thoảng có múa bóng nổi.

Bàn thờ Ông Thiên (thờ Trời), đáng chú ý từ thời xưa, người khẩn hoang ở Hỏa Lựu - Vị Thanh đã có tín ngưỡng thờ Ông Thiên (Trời). Mỗi nhà đều lập một bàn thờ trước sân nhà, theo kiểu đặt trang thờ nhỏ, tựa lên một thân cây cắt ngang. Về sau, thời khá giả, người ta nâng lên, làm trụ bằng gạch thẻ, trang thờ bằng tấm gạch tàu. Tối, người nhà ra đốt nhang, khấn vái Trời, mong được bình an.

Miễu Cô Hồn, miễu nhỏ, hình thức tương tự như miễu Thổ thần, chủ yếu dân gian lập ra để thờ các oan hồn, uổng tử (chết tai nạn, oan ức). Miễu thường đặt nơi ở ngã ba, ngã tư sông. Ngày nay, đặt theo lộ xe. Ngoài ra, còn có chùa Ông của người Hoa. Gọi là “chùa”, nhưng không phải là thiết chế tôn giáo, mà ở dạng “tín ngưỡng dân gian”. Bởi đây là một dạng “Hội quán”, nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa thời khẩn hoang lập nghiệp.

Bên cạnh việc thờ tự người có công đưa di dân người Hoa đi lập nghiệp, “chùa” còn là nơi nhóm họp, tương trợ giúp nhau trong cộng đồng. Giống như nhiều nơi trong vùng Nam bộ, người Hoa khi định cư, lập nghiệp thường cất chùa Ông Bổn, để thờ một vị quan thời nhà Minh (Trung Hoa), người có công đưa di dân từ lục địa, đi lập nghiệp ở các nước lân cận.

Theo ý nghĩa đó, chùa Ông Bổn ở chợ Hỏa Lựu được hoàn thành khi một bộ phận bà con người Hoa từ Rạch Giá, Chợ Lớn (Sài Gòn) đến khai phá đã trồng rẫy, buôn bán, làm ăn. Các vị cao niên cho biết, chùa Ông Bổn do một địa chủ người Triều Châu là ông Hán Khiêm bỏ tiền xây cất, nhằm ghi nhớ công đức của các vị thần thánh cùng các vị có công khai mở, giúp cộng đồng người Hoa làm ăn sung túc, giàu có.

Trong chánh điện, chùa thờ Ông Bổn, thờ Quan thánh đế (Quan Công) và Thần Tài. Trước cửa chùa có thờ Ông Thiên (Trời). Hàng năm, chùa tổ chức cúng lớn vào các dịp Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng), ngày vía Ông Bổn, ngày vía Quan thánh đế. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh hiện nay, có nhiều bà con người Hoa sinh sống ở các phường I, phường III, phường V, phường VII, xã Vị Tân và xã Hỏa Lựu vẫn thường về chùa cúng bái.

Ngoài chùa Ông Bổn, Vị Thanh còn có chùa Quan đế miếu (phường V). Đặc biệt, địa bàn thành phố còn có phủ thờ Diệu Tôn Từ - nghĩa địa người Hoa tại phường VII. Đối với người Khmer, tín ngưỡng dân gian thường gắn với ngôi chùa Phật giáo Nam tông.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Sống chi “phông bạt” với đời, tiếng thơm đâu thấy, tiếng đời rêu rao

07:59 02/12/2024

- Ê, bà Tám, mần ăn gì thấy ớn vậy trời?

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Biểu dương 37 người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

15:07 29/11/2024

(HGO) – Ngày 28-11, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hơn 100 đại biểu là người cao tuổi (NCT) tại cái huyện, thị, thành phố.

Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ngành tài nguyên môi trường

07:29 29/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.

Biểu dương 37 người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

07:29 29/11/2024

(HG) - Ngày 28-11, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hơn 100 đại biểu là người cao tuổi (NCT) tại các huyện, thị, thành phố.

Chị em phụ nữ vượt khó cùng dệt “lưới an sinh”

07:16 29/11/2024

Dẫu kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhiều chị em phụ nữ đã tiết kiệm, chủ động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Họp mặt kỷ niệm 78 năm thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

08:37 27/11/2024

(HG) - Ngày 26-11, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024).

Tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường

08:23 27/11/2024

Công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành quan tâm thực hiện.

Khánh thành cầu Kênh Bốn Thước

08:20 27/11/2024

(HG) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ khánh thành cầu Kênh Bốn thước, tại ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy.

15 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế

09:55 26/11/2024

(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.

Động lực trên hành trình chuyển đổi số

19:11 02/12/2024

Hậu Giang đã dành một nguồn lực khá lớn với kỳ vọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Ai Cập đăng cai hội nghị toàn cầu về Gaza

19:10 02/12/2024

Hội nghị toàn cầu cấp Bộ trưởng về Dải Gaza được tổ chức tại Cairo, Ai Cập hôm 2-12 nhằm tăng cường nỗ lực ứng phó tình hình nhân đạo tại dải đất của Palestine này.