Vai trò của địa phương rất quan trọng trong bảo vệ hành lang
![]() |
Trong buổi làm việc về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông; xử lý nghiêm việc mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Thành (ảnh), Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Tình trạng mua bán, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè vẫn còn tồn tại ở một số điểm gây bức xúc? Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này ?
- Người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, dốc cầu vẫn còn tồn tại. Một số vị trí phức tạp gây bức xúc trong dân. Cụ thể, đối với Quốc lộ 1, tồn tại ở vị trí Công ty TNHH Hải sản Việt Hải. Chỗ này có một chợ tự phát ở khu vực ra vào công ty. Thời gian qua, đoàn liên ngành của tỉnh, các cơ quan chức năng huyện Phụng Hiệp phối hợp dọn dẹp nhiều lần. Tuy nhiên, khi các lực lượng rời đi thì người dân vẫn tiếp tục mua bán như cũ.
Đối với Quốc lộ 61, đặc biệt là khu vực chợ và dốc cầu Cái Tắc, đoạn này người dân mua bán lấn chiếm lòng lề đường, kể cả dốc cầu đã tồn tại lâu. Lực lượng chức năng đã thường xuyên giải tỏa, tuyên truyền giáo dục, kể cả xử phạt, nhưng khi lực lượng rời đi thì người dân tiếp tục mua bán lấn chiếm. Để giải quyết vấn đề này, đoàn liên ngành của tỉnh kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương giao cho huyện Châu Thành A xây dựng chốt và cử người túc trực ở vị trí mố A của cầu Cái Tắc. Trong thời gian đầu, tình trạng mua bán lấn chiếm không còn nữa. Nhưng qua vài tuần, những người trực chốt dường như phớt lờ đi vai trò của mình. Thậm chí đến khi ngành chức năng kiểm tra, người dân mua bán ngay trước chốt trực, trong khi đó có người trực bên trong. Có thể thấy, công tác đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra của địa phương thời gian qua còn thiếu.
Hiện nay, phương tiện tham gia giao thông rất đông cộng với việc mua bán lấn chiếm lòng lề đường dẫn đến ách tắc Đường tỉnh 929 (vị trí cầu Tân Hiệp, cầu Rạch Gòi) vào thời gian khoảng 6h30 đến 7h30. Qua kiểm tra, chúng tôi cho rằng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là tại UBND thị trấn Rạch Gòi, qua cầu Tân Hiệp, có 2 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo. Thứ hai là lực lượng công nhân làm ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh vào giờ cao điểm đi rất đông, phương tiện tham gia giao thông tăng so với trước. Mặt khác, một số phương tiện trốn trạm BOT đi tuyến này… Tất cả nguyên nhân trên cộng hưởng gây ách tắc đường giao thông. Để giải quyết tình trạng này, Ban An toàn giao thông tỉnh đã nghiên cứu, phối hợp địa phương tiến hành cấm xe tải 2,5 tấn, xe khách trên 16 chỗ lưu thông từ 6 đến 8 giờ sáng. Mặt khác, sẽ cử lực lượng dọn dẹp lòng lề đường. Qua theo dõi, tình hình kẹt xe không còn.
Thưa ông, thời gian qua, đơn vị đã có nhiều giải pháp tuyên truyền nhưng vì sao chưa làm thay đổi được ý thức của một bộ phận tiểu thương ?
- Từ trước đến nay, chúng ta thực hiện rất nhiều giải pháp, nhưng giải pháp làm chuyển biến được nhận thức người dân chưa sâu. Đại bộ phận hiểu và chấp hành, một bộ phận biết sai nhưng vẫn vi phạm. Có 2 vấn đề tồn tại là công tác tuyên truyền chưa đến nơi đến chốn, phương pháp chế tài chưa đủ sức răn đe. Đối với các trường hợp cố tình không chấp hành pháp luật cần có biện pháp chế tài để họ chuyển biến được nhận thức, hành vi.
Theo ông, cần có giải pháp tuyên truyền như thế nào để đạt hiệu quả hơn ?
- Để giải quyết tình trạng này, vai trò của địa phương hết sức quan trọng trong việc tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, tổ chức cho mỗi hộ gia đình ở các điểm nói trên có cam kết không mua bán lấn chiếm lòng lề đường. Địa phương cần thực hiện hết trách nhiệm của mình, sau khi tỉnh bàn giao phải thường xuyên cử lực lượng kiểm tra, nhắc nhở. Cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, thường xuyên nhắc nhở, nhất là các trường hợp chây ì phải cho làm cam kết, giáo dục, chỉ ra nguy cơ mất an toàn giao thông, mất văn minh đô thị. Trường hợp khó khăn ở những “điểm nóng”, địa phương không làm nổi cứ báo cáo về Ban An toàn giao thông tỉnh, ban sẽ thành lập đoàn liên ngành xử lý rồi bàn giao về địa phương.
Ban An toàn giao thông cũng đề xuất lãnh đạo tỉnh nên có quy chế rõ ràng, quy định trách nhiệm người đứng đầu trong vấn đề hành lang an toàn giao thông địa phương, đưa tiêu chí này vào thi đua hàng năm. Đối với Trung ương, tỉnh kiến nghị mở rộng Quốc lộ 61 đoạn thị trấn Cái Tắc và đoạn từ thị trấn Rạch Gòi đến thị trấn Kinh Cùng. Đối với tỉnh, kiến nghị mở đường tránh đầu Đường tỉnh 929, tránh cầu Rạch Gòi, cầu Tân Hiệp. Đối với địa phương, cần thực hiện hết trách nhiệm của mình sau khi tỉnh bàn giao.
Xin cảm ơn ông !
NGUYỄN HẰNG thực hiện
Nhiều chuyển biến trong công tác đảm bảo an toàn giao thông
Triển khai nhiều giải pháp công trình đảm bảo an toàn giao thông
Nhiều hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông
- Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
- Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hậu Giang: Chi trả hơn 1 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng gặp rủi ro
- Đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống
- Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo”, giai đoạn 2017-2020
- Giải pháp giúp hạn chế xơ đen trên mít
- Mua bảo hiểm y tế bao lâu mới nhận được thẻ?
- Di tích Chìa Khóm
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG
- Thành phố Vị Thanh: Tổng kết thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠICÔNG TY TNHH LẠC TỶ II
Mùa nước nổi kém sôi động
Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Nhiều công trình, phần việc chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận
Mekong delta marathon Hậu Giang 2020: Độc đáo, lạ mắt qua từng góc nhìn
Những hình ảnh khó quên của “Mekong delta marathon” Hậu Giang 2020
Hậu Giang sẵn sàng chào đón du khách, vận động viên đến với Mekong delta marathon
Cần đảm bảo thoát nước tốt cho những tuyến đường
Nhiều ảnh hưởng do mưa, bão