Thứ Hai, ngày 14/08/2017 | 09:07
Hiện nay, nông dân xuống giống sớm vụ lúa Thu đông (vụ 3) tại một số cánh đồng trên địa bàn huyện Vị Thủy đã bước vào thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, điệp khúc cũ đã lặp lại là năng suất vụ này tiếp tục giảm mạnh, khiến bà con kém vui vì không có lợi nhuận.
Nông dân xã Vị Trung đang thu hoạch lúa Thu đông sớm kém vui vì năng suất thấp.
Thời điểm này, tuy cánh đồng lúa ở ấp 12 và ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy trong giai đoạn thu hoạch vụ Thu đông sớm, nhưng bà con nơi đây chẳng mấy ai làm vui. Đứng trên bờ mẫu nhìn máy cắt đang thu hoạch 5 công ruộng của gia đình, ông Nguyễn Văn Bền, ở ấp 12, xã Vị Trung, cho biết: “Vụ Thu đông năm rồi năng suất lúa đạt 600-700kg/công (giảm 200kg/công so với cùng kỳ) mà nông dân còn rầu thối ruột vì bán lúa xong chỉ huề vốn. Sang vụ Thu đông năm nay còn tệ hơn khi năng suất giảm còn 400-500kg/công, có hộ còn thấp hơn. Mặc dù giá lúa trong lúc này vẫn ở mức cao là 5.000-5.100 đồng/kg, nhưng với năng suất lúa thế này, cộng với chi phí đầu tư gần 2 triệu đồng/công do phòng trừ sâu bệnh nên sẽ không có lời”.
Cách ruộng ông Bền không xa, ông Võ Văn Thêm, ở cùng ấp 12 cũng vừa cắt xong 1ha lúa (giống OM 5451) chỉ đạt năng suất gần 500kg/công. Ông Thêm thông tin: “Nhiều năm qua, bà con nông dân nơi đây luôn tranh thủ xuống giống sớm ở các vụ lúa nên thường thu hoạch đầu tiên của huyện. Riêng vụ lúa Thu đông, trước đây làm cách này cũng đạt năng suất cao từ 800-900kg/công. Thế nhưng, chỉ được một, hai năm đầu rồi năng suất giảm dần, bình quân qua một năm giảm khoảng 100kg/công và đến nay chỉ còn 400-500kg/công. Như vậy, nông dân càng làm càng lỗ”.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, việc năng suất lúa của bà con thu hoạch sớm ở các vụ trong những năm gần đây, mà điển hình là vụ Thu đông đang diễn ra luôn giảm qua từng năm chính là hệ lụy của việc gieo sạ ngoài khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo. Bởi hầu hết các cánh đồng đang cắt lúa trong lúc này đều được nông dân xuống giống vào đầu tháng 5, trong khi khung lịch thời vụ gieo sạ né rầy và dịch bệnh của ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo cho vụ lúa Thu đông là từ đầu tháng 6.
“Ngoài gặp điều kiện bất lợi về thời tiết, nhất là trong giai đoạn lúa trổ bông gặp mưa dầm làm cho năng suất đạt thấp thì chính việc bà con nông dân gieo sạ sớm đã dẫn đến cây lúa bị nhiều loại sinh vật gây hại tấn công. Đặc biệt trong vụ Thu đông năm nay, nhiều vùng gieo sạ sớm bị nhiễm rầy nâu với mật số khá cao và xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá sau gần 10 năm được khống chế, với mức độ thiệt hại từ 5-10%. Dịch bệnh nguy hiểm này không chỉ làm giảm năng suất lúa, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan sang vụ lúa Đông xuân sắp tới nếu bà con không có giải pháp canh tác hợp lý”, ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đánh giá.
Ngoài dịch bệnh tấn công, việc gieo sạ sớm còn gây khó khăn cho ngành chức năng trong công tác quản lý, thống kê, xác định mùa vụ và hướng dẫn nông dân trong sản xuất cho đạt hiệu quả. Để giải quyết bài toán này, ngành nông nghiệp tỉnh cũng vừa ban hành văn bản về khung lịch xác định mùa vụ để các địa phương và nông dân làm cơ sở xuống giống các vụ lúa sau được hợp lý, hạn chế dịch hại tấn công và điều kiện thời tiết bất lợi. Theo đó, các trà lúa xuống giống từ đầu tháng 10 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau thì được kể là lúa Đông xuân; xuống giống từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 5 là vụ Hè thu; còn từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 là vụ Thu đông.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho rằng: Nhằm tránh thiệt hại về năng suất, dịch bệnh bùng phát, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, cũng như thời gian cơ cấu mùa vụ ở từng vùng. Ngoài ra, trong sản xuất cần áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”… trong đó chú ý đến giảm lượng giống gieo sạ hoặc sử dụng máy cấy, giảm số lần phun thuốc để giảm chi phí đầu tư.
Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được gần 45.000ha (kế hoạch 50.000ha) lúa Thu đông. Hiện các trà lúa tập trung trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, trong đó có hơn 7.000ha đang trổ chín. Về sinh vật gây hại, toàn tỉnh ghi nhận có hơn 3.700ha bị nhiễm, trong đó đáng chú ý là bệnh đạo ôn lá với hơn 770ha lúa bị nhiễm, tỷ lệ từ 5-20% lá và đang có nguy cơ bùng phát mạnh trong thời gian tới do gặp điều kiện nắng, mưa xen kẽ như hiện nay. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cần chủ động phòng ngừa các loại dịch hại nhằm bảo vệ tốt lúa Thu đông… |
Bài, ảnh: TUẤN PHÁT
07:47 05/11/2024
Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
07:45 05/11/2024
(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.
07:31 05/11/2024
(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.
07:28 05/11/2024
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.
07:36 04/11/2024
(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;
07:35 04/11/2024
Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).
11:35 31/10/2024
(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
09:23 31/10/2024
Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
07:35 30/10/2024
Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.
07:34 30/10/2024
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
14:05 05/11/2024
Infographic: Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
12:10 05/11/2024
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.