Rau dại... lên đời !

Thứ Tư, ngày 25/01/2023 | 09:54

/uploads/Audio/News/2023/01/27/103841oanh- rau dai len doi.mp3

Chiều nào cũng vậy, chừng 3, 4 giờ là ông Đoàn Văn Tàu, ở khu vực 1, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, lại ra vườn nhà cắt rau để chuẩn bị cho bữa chợ sớm mai. Từng đọt rau chuỗi ngọc, rau bồ ngót, từng lá rau má, rau mồng tơi,... thường mọc hoang dại trong rẫy ngoài ruộng thuở nào, giờ là nguồn thu nhập chính của gia đình ông. Đem ra chợ bán, ai cũng chặc lưỡi: Rau dại giờ đã lên đời rồi !

Cứ chiều chiều, ông Đoàn Văn Tàu, ở khu vực 1, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, lại ra vườn cắt rau, chuẩn bị cho bữa chợ sớm mai.

Từ đồng ruộng chân phương đến đặc sản được săn đón

Gắn bó với việc trồng rau dại gần 6 năm nay, ông Tàu vui mừng khi loại rau này ngày càng được thực khách ưa chuộng với đầu ra ổn định, giá cả hợp lý. Hồi đó, nhà ông cũng trồng cây ăn trái, rồi làm ruộng như biết bao người xứ này. Những lúc rảnh rỗi, vợ ông lại ra vườn, ra bờ ruộng hái rau má, rau bồ ngót, cải trời, đọt choại để trộn lại thành rau tập tàng rồi đem ra chợ bán. Mỗi ngày được chừng vài kg rau, cũng đủ mua mắm, mua muối, phụ tiền chợ cho gia đình.

Rau trộn như thế bán càng ngày càng đắt, khách hàng quen mặt, cứ ra chợ là kiếm vợ ông để mua rau. Nhiều bữa vợ chồng ông phải đi hái ở xa, có lúc mua thêm rau của mấy người trong xóm. Thấy vậy, ông Tàu quyết định tận dụng hơn 1 công đất vườn quanh nhà để trồng rau dại (hay còn gọi là rau đồng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Từng luống rau bồ ngót, cải trời, huyết bò, chuỗi ngọc, mồng tơi, rau má,... bắt đầu được hình thành và duy trì cho đến ngày hôm nay.

Vào những lúc cao điểm, vườn rau của gia đình ông Tàu có thể cung cấp cho thị trường hơn 30kg rau tập tàng mỗi ngày. Ngoài ra, ông còn trồng thêm cây cách, rau răm, rau diếp cá, ngò gai, ngò om,... và nhiều loại rau theo mùa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách. Không chỉ bán lẻ ngoài chợ, ông còn bỏ mối cho các quán ăn tại địa phương. Thỉnh thoảng cũng có thương lái đến tìm ông để mua rau, cung cấp cho các thị trường lớn như thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Vừa trồng, vừa mua thêm của hàng xóm, nhưng nhiều lúc, ông Tàu cũng rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”.

Ông Tàu chia sẻ: “Trồng rau đồng này tôi thấy có lý, ít sử dụng phân thuốc hóa học so với các loại rau khác. Tôi thường hay ủ phân rơm với lại tro trấu, qua mỗi đợt cắt là tôi rải sương sương thêm để rau tốt hơn thôi”. Cũng chính vì những ưu điểm này mà rau đồng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và chọn mua cho bữa ăn của mình. Khi cuộc sống đã đầy đủ, sung túc, nhiều người cũng chú trọng hơn đến chất lượng thực phẩm. Bên cạnh những loại rau sạch, rau trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, thì người tiêu dùng cũng bắt đầu tìm mua những loại rau đồng, rau dại như thế này.

Như ông Nguyễn Quốc Chiến, ở ấp 2, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, từng sống nhiều năm tại thành phố Cần Thơ, ông cũng từng là một thực khách rất ưa chuộng và hay tìm mua rau đồng về để ăn. Bởi với ông, rau dại không chỉ là loại rau ngon và sạch, mà còn gắn liền với nhiều ký ức tuổi thơ và tuổi trẻ. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn sâu, rau đồng là thức ăn cốt yếu trong bữa cơm hàng ngày của gia đình ông và biết bao người. Năm 17 tuổi, ông Chiến xung phong tham gia cách mạng. Những năm kháng chiến, thường xuyên ở trong rừng, rau dại trở thành món ăn nuôi quân, giúp đơn vị của ông Chiến no lòng để hoàn thành nhiệm vụ.

Sau giải phóng, ông Chiến sống và làm việc tại  quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ở đất Tây Đô phồn hoa, náo nhiệt, nhưng ông Chiến luôn nhớ da diết cuộc sống dân dã, bình dị ở thôn quê, nhớ những bữa cơm với cá đồng, rau đồng. Cách đây 6 năm, sau khi nghỉ hưu, ông Chiến quyết định “bỏ phố về quê” để trồng cây ăn trái và nuôi cá. Trong khu vườn nhà mình, ông trồng thêm rau đắng, rau má, kèo nèo, bông súng,... để sử dụng cho những bữa ăn hàng ngày. “Hồi xưa ở đô thị thì mình không có điều kiện trồng mấy rau này, mà rau đồng ở ngoài chợ thì rất là đắt. Bây giờ tôi ăn rau đồng là chủ yếu, ít mua rau chợ lắm. Ăn rau đồng thì tôi thấy yên tâm hơn, nó còn có vị thuốc nam để điều trị bệnh, tốt cho sức khỏe”, ông Chiến cho biết.

Từ những loại rau mọc tự nhiên ở đồng ruộng chân phương, giờ đây, rau dại đã trở thành món ăn được lòng thực khách, được săn đón trên thị trường nông sản. Bước ra từ bữa cơm quê, rau đồng đang từng bước tiến vào những bữa ăn thành thị, trong nhiều nhà hàng sang trọng, mang lại thu nhập, niềm vui, niềm tự hào cho những ai đã và đang gắn bó với những loại rau này.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh đã quan tâm, xây dựng quy trình chế biến sâu nhiều loại rau dại.

Từ món ăn dân dã đến những sản phẩm có giá trị

Trồng rau đồng để ăn, ông Chiến cũng không nghĩ đến một ngày mình có thể làm kinh tế từ những loại rau này. Như cây rau đắng đất, hồi đó hay mọc ngoài vườn, xen lẫn trong liếp mía, cũng ít khi được quan tâm. Trước đây, rau này thường được sử dụng để ăn kèm với cháo cá, hay đốt lấy nước tro làm bánh, làm nước gội đầu cho phụ nữ. Năm ngoái, ông được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang vận động tham gia mô hình trồng rau đắng đất tại địa phương. Thấy mới lạ và khả thi, ông quyết định trồng thử.

Ông Chiến kể: “Từ lúc trồng đến khi thu hoạch lần đầu tiên là 3 tháng. Tôi trồng xen trong 2 công sầu riêng. Mỗi đợt cắt tôi chừa gốc lại, bón phân chừng 1, 2 tháng sau là có thể thu hoạch tiếp. Rau này ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ. Nếu duy trì thì có thể giải quyết được công lao động nhàn rỗi, tạo nguồn thu nhập khá”. Đó là thành quả nghiên cứu của dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch rau đắng đất Polygonum aviculare L. tại huyện Phụng Hiệp”, do ThS. Đặng Thị Thanh Loan làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Dự án là một trong những sự quan tâm của ngành kinh tế, ngành khoa học và công nghệ tỉnh với các loại rau đồng, rau dại vốn gắn bó với mảnh đất Hậu Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Không chỉ cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống tưới cho người dân trồng rau đắng đất, dự án còn xây dựng quy trình chế biến rau đắng đất thành các loại trà như trà tươi, trà hòa tan, trà túi lọc. Từ đó, đưa rau đắng đất từ một loại rau tự nhiên, mọc hoang dại trở thành một loại rau có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập cho người dân địa phương.

Ngoài ra, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh còn quan tâm, xây dựng quy trình chế biến sâu nhiều loại rau dại khác như: bột rau má hòa tan từ lá rau má; trà lạc tiên từ cây rau nhãn lồng; bột cam thảo đất, trà cam thảo đất hòa tan, trà cam thảo đất túi lọc; trà diệp hạ châu tươi, trà diệp hạ châu túi lọc, trà diệp hạ châu hòa tan,... Từ đó, giúp những loại rau dại này có cơ hội “hóa thân” thành những sản phẩm có giá trị cao hơn. Đưa rau dại và những người gắn bó với nó bước sang một trang mới.

Ở tuổi 68, gần tới cái ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, ông Chiến chẳng mong gì cuộc sống xa hoa, sang giàu. Với ông, cuộc sống bình dị, đơn giản như hiện tại là điều mà ông muốn gắn bó và duy trì nhất. Từng chứng kiến những loại rau đồng, rau dại được săn đón nơi thành thị, rồi trở thành nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị, ông mừng thầm cho thứ sản vật tự nhiên của quê mình. Rồi ông lại mỉm cười hài lòng với bữa cơm rau dại chấm cá kho “0 đồng” của vợ chồng ông chiều nay.

ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Cần quản lý rơm rạ hiệu quả để tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải

09:18 25/04/2025

(HG) - Sáng ngày 24-4, tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức sự kiện “Giải pháp quản lý rơm rạ trên đồng ruộng kết hợp cơ giới hóa nhằm cải thiện sức khỏe đất và giảm phát thải trong

Đề xuất thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đề án vùng lúa chất lượng cao

08:00 24/04/2025

(HG) - Để đẩy nhanh tiến độ và đạt hiệu quả cao theo mục tiêu đặt ra của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Đề án) do Chính phủ chỉ đạo thực hiện;

Giá dừa tăng kỷ lục, nông dân phấn khởi

07:33 24/04/2025

Liên tục những ngày qua, giá dừa nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL tăng rất mạnh và hút hàng làm cho nhiều hộ trồng dừa vô cùng phấn khởi.

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

07:47 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.

Nâng cao nhận thức và hành động về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

07:47 23/04/2025

(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy

Quan tâm chăm sóc lúa Hè thu

05:29 23/04/2025

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

7/8 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

08:00 26/04/2025

(HGO) – Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tính đến hết ngày 25-4, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 1.479 căn nhà đạt tỷ lệ 100%. Đã hoàn thành 1.418 căn, chiếm tỷ lệ 95,8%.

Tuần lễ du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy

22:40 25/04/2025

(HGO) – Tối 25-4, tại đường Vũ Đình Liệu, khu vực 6, phường Ngã Bảy, đã diễn ra khai mạc “Tuần lễ du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy lần II, năm 2025”, nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã, 10 năm đô thị loại III, 5 năm công nhận thành phố và 110 năm hình thành vùng đất Ngã Bảy.

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình Tọa đàm nghệ thuật tại Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ

22:24 25/04/2025

(HGO) - Chiều 25-4, tại Di tích lịch sử - văn hóa Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các sở, ban, ngành có liên quan, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức chương trình tọa đàm nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

GẦN GŨI VỚI BÀ CON NƠI TUYẾN ĐẦU TỔ QUỐC

19:00 25/04/2025

(HGO) - Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 2 ngày đêm trên biển cả, Đoàn công tác số 11, trong đó có Đoàn công tác tỉnh Hậu Giang trên tàu KN 290 đã cập các đảo.