100 năm măng cụt đất lành Xẻo Cao

Thứ Hai, ngày 27/01/2020 | 08:10

Một vùng đất ven sông So Đũa, Trầu Hôi, được dòng phù sa mát lành từ sông Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền đổ về bồi đắp cho hai bên bờ trù phú, tốt tươi, hình thành những khu vườn đặc biệt. Tết này, hãy xuôi dòng về ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, nơi có những cây măng cụt ngót nghét 1 thế kỷ...

Hai cây măng cụt trăm năm tuổi sau vườn nhà ông Tấn lớn bằng một vòng tay ôm người lớn.

Hai cây măng cụt sau vườn nhà của ông Nguyễn Văn Tấn, người lớn ôm một vòng tay không hết, cái cây “cũ xì”, những khối u nần trên lớp vỏ nhuốm màu thời gian, càng khiến cây thật hoài cổ. “Hai cây này lớn hơn tuổi ông già tôi à, hơn một trăm năm rồi. Cây được trồng từ đời ông ngoại tôi. Hai cây cổ thụ này từng chứng kiến, hứng chịu không ít trận đánh, pháo kích phần trên đọt cây còn hằn lên vết đạn bắn gãy đọt mấy mươi năm trước”, ông Tấn chỉ vào hai cây măng cụt sừng sững, trơ gan cùng trời đất, sống qua mấy đời người.

Đây là hai cây măng cụt “lớn tuổi” nhất trên địa bàn huyện. Hai “cây cổ thụ” mỗi vụ bình quân cho khoảng 300kg trái. Ông Tấn nói chưa hẳn gia đình ông là người trồng măng cụt đầu tiên ở đất này, nhưng gia đình ông chắc chắn là hộ duy trì vườn măng cụt lâu nhất và là vườn cây có tuổi đời lớn nhất huyện. Nghe ông ngoại sinh thời có kể, khoảng năm 1919-1920, những cây măng cụt đầu tiên bén rễ ở Xẻo Cao, từ những thương lái ở Vĩnh Long sang bán. Ngày xưa măng cụt chưa được xưng danh “Nữ hoàng trái cây”, lâu lâu có đi thăm bà con trên Sài Gòn tới mùa có ăn, ít ai chú ý, vì người dân chưa ăn nhiều, thấy có bán mua vài cây lên trồng cho biết, cho vui.

“Những năm chiến tranh, vùng này đồn bót nhiều, bom đạn dữ lắm. Đất đai ngoài ruộng, đa phần vườn tạp, đâu có chuyên canh như bây giờ. Lâu lâu bị thả bom, đột kích chạy đi tránh đạn bom, nhà cửa vườn tược bỏ hoang có khi cả năm trời. Khi về vườn tược cỏ um tùm, đâu còn cây gì, chỉ có mấy cây măng cụt èo ọt, khẳng khiu bắt đầu vươn cành lá. Thấy nó sống được nên ông ngoại với ba để lại, chứ không nghĩ có trái. Bỏ không vậy mà nó uống nước phù sa sông So Đũa, sương trời đất Xẻo Cao sống ngày một lớn, đến lúc trổ bông, có trái, trái ngọt thanh, vỏ mỏng, cùi dày, mới biết là cây măng cụt sống được ở đất này. Đất lành đã nuôi dưỡng cây măng cụt ngày một lớn lên”, ông Tấn nhớ lại.

“Cụ cây” đã sống qua 1 thế kỷ trong vườn nhà ông Tấn.

Cây măng cụt thuộc loại cây ăn trái cổ thụ, từ lúc trồng đến hơn 10 năm mới có trái chiếng. Ở tuổi thứ 10, trái không nhiều, chỉ đủ để con cháu trong nhà ăn chơi cho vui. Đến tuổi đôi mươi, cây măng cụt mới cho trái nhiều, cây càng lâu năm, trái càng ngon, càng sai. Bởi vậy, nó còn được đặt tên là cây… nhà giàu. Trồng không khó, nhưng phải kỹ, không để nước ngập sâu gốc trong một tuần. Lúc nhỏ ốm yếu, không chịu nắng, nhưng trồng được 2-3 năm, thì vượt lên, phát triển tốt tươi, ít khi chết bậy. Trồng vài cây thì chỉ ăn chứ không sinh lợi, măng cụt muốn cho giá trị kinh tế phải trồng nhiều.

Thời đó, ông ngoại và ba ông Tấn không mấy mặn mà với cây măng cụt, vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, ưu tiên trồng cây gì ăn sớm, chứ trồng cả chục năm mới ăn trái lần đầu chắc… đói dài dài. Thế là, những cây cam, cây bưởi, chuối, mận, xoài… được phủ lên trên những mảnh vườn, măng cụt khi đó chỉ trồng ăn chơi. Nhưng thấy cây măng cụt có triển vọng phát triển, ăn thấy ngon hơn những loại cây măng cụt ở vùng khác chuyển về, nên quyết định trồng thêm. Thế là hàng trăm cây măng cụt trên diện tích hơn chục công đất tiếp tục bén rễ sau vườn nhà.

Ngoài hai cây măng cụt 100 năm tuổi, cả vườn ông còn lại hơn 200 cây có tuổi đời hơn 20-50 năm. Năm vừa rồi, nhà vườn ông Tấn thu hoạch hơn 10 tấn trái, giá đầu vụ khoảng tháng 3, 4 được 60.000-70.000 đồng/kg, gần cuối vụ giá rẻ hơn, đến tháng 5, 6 giá gần 30.000 đồng/kg mua tại vườn. Tính ra thu nhập kha khá. “Loại cây này được cái nuôi nó thuận tự nhiên là ăn chắc mặc bền, không có phân thuốc gì nhiều, phân chuồng, phân dơi, các loại phân hữu cơ khác thì hợp với cây lắm. Phân hóa học nhiều trái bị chai. Trồng măng cụt, tăng hưu như chăm con cái của mình, nên tôi không can thiệp phân thuốc hóa học một cách không cần thiết. Những cây “cao tuổi” ngoài vườn, tôi xem như những người bạn của tôi vậy”, ông Tấn bày tỏ.

“Đời cha trồng, đời con hưởng”, ông Tấn cười khi nói về vườn măng cụt lâu năm của mình. Vườn măng cụt bây giờ ông Tấn được thụ hưởng là từ công lao của ba mình. Ông Tấn đang trồng thêm gần 10 công măng cụt mới, số cây này đến đời con ông hoặc đời cháu nội ông hưởng.

Ông Tấn khi xưa là chàng thư sinh học cao đẳng sư phạm Cần Thơ chuyên ngành tiếng Anh, ăn trắng mặc trơn, về nhà có ra ruộng vườn cũng kiểu đi xem cảnh làm thơ, chứ đâu có chân lấm tay bùn. Rồi biến cố xảy ra với gia đình, năm 1993 khi học sắp kết thúc khóa học cao đẳng, ba mất, bản thân ông là trai út, nên ông phải về quê. Sau khi học xong, ông được phân công một chỗ dạy ở Bảy Ngàn, nhưng lúc đó từ Thạnh Xuân qua Bảy Ngàn đi khó khăn, trong khi ông phải lo cho mẹ và công việc gia đình, thế là ông tay cuốc, tay bình xịt làm vườn thay cho việc cầm phấn đứng trên bục giảng.

Đến năm 1995, khi Khu di tích lịch sử văn hóa Chiến thắng Tầm Vu hoàn thành việc xây dựng, ông ứng cử vào làm thuyết minh viên. Nhà ở cách di tích hơn 500m, trong khi gia đình xưa kia có công nuôi chứa cách mạng, có kiến thức lịch sử và cũng sống qua những năm chiến tranh, nên ông tự tin với công việc này.

Ông Tấn bên những cây măng cụt được ươm, chuẩn bị trồng thêm 10 công mới.

Nhiều người đến nghe ông thuyết minh, ấn tượng với cách dẫn dắt chân chất, nhưng kiến thức sâu rộng từng trận chiến Tầm Vu và đặc biệt là hát tặng bài hát nổi tiếng “Tầm Vu” (sáng tác Đắc Nhẫn, Quốc Hương): “… Tầm vu, Tầm Vu, Tầm Vu khắp nơi đều nghe tiếng vang liệt oanh. Tầm Vu nơi ghi dấu chiến công chiến binh miền Tây. Hát lên hỡi ai mến yêu Tầm Vu”…

Nhìn vùng đất khi xưa một thời bom đạn, nay xanh tươi những khu vườn xanh lá, trĩu quả, người đàn ông qua tuổi 50 bồi hồi chia sẻ, dù với lực học của mình ông có thể vươn tới ước mơ được làm việc ở các công ty nước ngoài, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, ăn trắng mặc trơn, chứ không phải làm vườn đến thúi móng, chai tay, chân nứt nẻ, nhưng nhìn vườn cây cổ thụ, ông rất hài lòng với quyết định của mình. Đó là sự đền đáp xứng đáng với những cơ hội ông từ bỏ, để sống vì gia đình, vì những điều tốt đẹp mà ông ngoại ông, ba ông để lại, trong đó có những cây măng cụt đã sống qua 1 thế kỷ…

HOÀNG NGUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Cần siết chặt tổ chức vinh danh doanh nghiệp tràn lan

08:07 30/06/2025

- Ê, ông Tư, vô đây coi cái này nè.

Gần 5 năm, toàn tỉnh đã đưa 2.450 lao động đi làm việc ở nước ngoài

11:22 27/06/2025

(HGO) – Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, từ năm 2021 đến nay, Hậu Giang đã đưa 2.450 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, năm 2021 có 23 người, năm 2022 có 397 người, năm 2023 có 651 người, năm 2024 có 766 người và từ đầu năm đến nay là 613 người. Các thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Rác thải bủa vây kênh Cái Nhúc đoạn chợ Vị Thanh

11:14 27/06/2025

(HGO) - Dòng kênh Cái Nhúc đoạn qua chợ Vị Thanh, phường III, thành phố Vị Thanh đang bị ô nhiễm do tình trạng rác thải từ quá trình mua bán bị các tiểu thương vứt trực tiếp xuống kênh.

Linh hoạt, sáng tạo tuyên truyền chính sách bảo hiểm trong tình hình mới

09:56 27/06/2025

Hoạt động trong tình hình mới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX chú trọng sự linh hoạt và sáng tạo để vượt qua thách thức, mở ra hướng đi mới nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân.

Chính sách hay giúp người lao động sớm trở lại thị trường việc làm

05:38 27/06/2025

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, còn hỗ trợ học nghề, giúp họ sớm trở lại thị trường việc làm.

Đổi mới truyền thông và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong tình hình mới

13:39 26/06/2025

(HGO) – Ngày 25-6, tại thành phố Cần Thơ, BHXH khu vực XXX tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công tác truyền thông và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế”.

Huyện Châu Thành xuất hiện 27 điểm có nguy cơ sạt lở bờ sông

08:14 26/06/2025

(HG) - Qua khảo sát mới đây của ngành chức năng huyện Châu Thành, hiện toàn huyện xuất hiện 27 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, ước tổng chiều dài 74m và có khoảng 100 hộ dân sống ngay đoạn có nguy cơ sạt lở bị ảnh hưởng.

Đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ người dân

08:07 26/06/2025

Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là vấn đề cấp thiết đã được khoa học và công nghệ vào cuộc giải quyết.

Kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động

06:05 25/06/2025

Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, ngành chức năng và các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...