Thứ Tư, ngày 09/08/2023 | 08:15
Việc Ấn Độ, Nga và UAE cấm xuất khẩu lương thực đã khiến thị trường xáo trộn, nhất là các nước nghèo bị lao đao.
Gạo có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo đảm an ninh lương thực. Ảnh: BUSINESS TODAY
Theo đó, cả Ấn Độ, Nga và các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024. Điều này đã khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn.
Các nước nhập khẩu gạo phải tranh thủ đặt hàng, dẫn đến giá thị trường bị đẩy lên cao. Hiện giá gạo đã tăng từ 10-15% so với trước khi có lệnh cấm. Động thái này được dự báo có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay. Đáng quan ngại là các nước nghèo vốn dĩ đã thiếu lương thực nay lại càng lao đao hơn khi tìm kiếm nguồn lương thực thay thế.
Sở dĩ Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo là do nhiều nguyên nhân nhưng có mấy nguyên nhân chính sau.
Thứ nhất, diện tích gieo trồng trong vụ Hè thu, vụ canh tác quan trọng nhất của Ấn Độ đã giảm xuống trong thời gian vừa qua. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, đến ngày 10-7, tổng diện tích gieo trồng của toàn Ấn Độ mới đạt được khoảng 7 triệu héc-ta, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích canh tác giảm trong khi thời tiết từ đầu năm tới nay có những yếu tố không thuận, khiến sản lượng lương thực giảm so với kỳ vọng và nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Thứ hai, là do trong suốt 1 năm vừa qua giá gạo có thời điểm đã tăng bình quân khoảng 10-12%. Việc tăng giá lương thực và giá gạo tại thị trường Ấn Độ đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân, đặc biệt là người nghèo dẫn đến Chính phủ Ấn Độ đã can thiệp.
Thứ ba, là mặc dù trong năm 2022, Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% với loại gạo tẻ thường, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ vẫn đang tăng rất mạnh. Đà tăng này có thể ảnh hưởng tới cân đối nhu cầu lương thực trong nước.
Mặt khác, việc ngừng xuất khẩu gạo còn có thể liên quan tới yếu tố chính trị. Năm 2024, Ấn Độ sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc để bầu ra Quốc hội và Chính phủ mới. Do vậy bất kỳ sự biến động nào về giá gạo, giá lương thực tại thị trường trong nước đều có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử trong thời gian tới.
Thực tiễn, gạo không chỉ là một mặt hàng lương thực thông thường tại Ấn Độ, mà còn là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại nước này; là yếu tố chi phối tới tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân. Hiện đa phần trong tổng số hơn 1,4 tỉ người dân Ấn Độ vẫn sống phụ thuộc vào nông nghiệp dù lĩnh vực này chỉ đóng góp khoảng 15% GDP chung của nước này. Chính yếu tố này đã khiến Chính phủ Ấn Độ dừng việc xuất khẩu gạo.
Cuối cùng là “giọt nước tràn ly”, cùng thời gian này, Nga cũng ngừng tham gia thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã khiến lương thực kể cả Nga lẫn Ukraine không lưu thông ra thị trường thế giới khiến nhiều quốc gia nhập khẩu gặp khó và phải chạy tìm nguồn cung khắp nơi. Cùng thời gian này, UAE cũng hành động tương tự nên nguồn cung lương thực vốn thiếu nay càng khan hiếm hơn.
Hiện Ấn Độ xuất khẩu gạo tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 40% sản lượng gạo xuất khẩu; còn Nga, Ukraine, UAE là những quốc gia hàng đầu xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu nên việc họ cắt nguồn cung sẽ là sự thiếu hụt lớn với nhiều thị trường nhập khẩu thế giới, đặc biệt là các nước nghèo ở châu Phi. Điều này đồng nghĩa các nước nghèo sẽ càng lao đao hơn khi phải tìm kiếm nguồn cung lương thực khác với giá cả leo thang từng ngày.
HN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
05:53 23/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.
21:07 22/11/2024
(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
21:01 22/11/2024
(HGO) - Tại sân vận động huyện Vị Thủy đã diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nam U19 tỉnh Hậu Giang năm 2024.
20:28 22/11/2024
Chiều tối ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh,