Ấn Độ chật vật với nắng nóng kỷ lục

Thứ Tư, ngày 05/06/2024 | 06:11

Hàng trăm người dân Ấn Độ đã thiệt mạng khi nắng nóng kỷ lục trên 500C.

Cảnh sát Vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, miền Bắc Ấn Độ sử dụng xe phun nước ra đường để hạ nhiệt nắng nóng hôm 29-5. Ảnh: ANI

Đỉnh điểm của nắng nóng ở Ấn Độ là trong 3 tuần gần đây khi nhiệt độ cao nhất trong ngày liên tục lập kỷ lục mới, trong khi nền nhiệt trung bình cũng ở mức rất cao. Hôm 29-5, nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại trạm khí tượng ở Mungeshpur, ngoại ô thủ đô New Delhi là 52,90C, mức kỷ lục mới tại nước này. Mức nhiệt trung bình trong khoảng 2 tuần qua tại miền Bắc Ấn Độ phổ biến từ 42-480C.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc nhiệt độ ban đêm vẫn trên 300C, đã khiến cơ thể con người không có thời gian để hồi phục sau thời gian nắng nóng ban ngày; vì thế nhanh có cảm giác mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sức đề kháng.

 Dù chưa có một thống kê đầy đủ, truyền thông Ấn Độ cho biết, số người tử vong do sốc nhiệt, mất nước, say nắng tại nước này trong đợt nắng nóng nghiêm trọng năm nay đã lên tới hàng trăm người.

Tình hình nắng nóng tại Ấn Độ xảy ra trùng hợp với thời điểm đất nước này tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội kéo dài tới 6 tuần. Đây chính là nguyên nhân khiến cho số người tử vong vì các bệnh lý liên quan tới nhiệt độ gia tăng. Trong các đợt bỏ phiếu cuối cùng của cuộc bầu cử này, rất nhiều nhân viên tham gia giám sát, tổ chức bầu cử đã thiệt mạng vì nắng nóng.

Mặc dù, mùa hè ở Ấn Độ từ lâu đã được coi là quãng thời gian khắc nghiệt trong năm nhưng với những diễn biến thời tiết trong thời gian qua, có thể nói quốc gia Nam Á này đang trải qua những hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường.

Một số chuyên gia tin rằng, hiện tượng nóng lên giai đoạn hậu El Nino năm 2023-2024 đã góp phần khiến nhiệt độ ở miền Bắc Ấn Độ năm nay cao hơn bình thường. Theo các lý giải khoa học, El Nino làm giảm lượng gió mùa tại Ấn Độ do hoàn lưu Walker suy yếu làm gián đoạn luồng không khí ẩm từ Ấn Độ Dương tới tiểu lục địa Ấn Độ. Vì vậy, nó làm giảm độ ẩm có trong gió, do đó tạo ra điều kiện thời tiết, khí hậu khô hơn.

Một nguyên nhân khác khiến nhiệt độ ở Ấn Độ tăng cao là do diện tích rừng mất đi nhanh chóng. Theo Global Forest Watch, Ấn Độ đã mất 2,33 triệu héc-ta rừng từ năm 2001-2023, tương đương với mức giảm 6% độ che phủ kể từ năm 2000.

Cuối cùng, quá trình đô thị hóa gia tăng, kéo theo hiện tượng đảo nhiệt đô thị càng làm tình hình nóng bức thêm nghiêm trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature gần đây cho thấy chỉ riêng việc đô thị hóa đã khiến tình trạng nóng lên ở các thành phố của Ấn Độ tăng 60%.

Nắng nóng khốc liệt kéo dài gây ra tình trạng thiếu trầm trọng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhiệt độ thiêu đốt từ tháng 3 đến tháng 5 làm tàn lụi cây trồng, chẳng hạn như đợt nắng nóng năm 2022 khiến sản lượng lúa mì tại Ấn Độ giảm khoảng 4,5%. Một tính toán cho thấy, Ấn Độ mất đi lượng thực phẩm trị giá 18,4 tỉ USD trong năm tài chính 2020-2021, 1/5 trong số đó là hoa quả bị thối hỏng. Lý do này góp phần khiến giá rau tại các chợ của Ấn Độ đã tăng ở mức hai con số trong 8 tháng qua, gây áp lực lên chi phí sinh hoạt và buộc người tiêu dùng phải phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng rẻ hơn, kém bổ dưỡng hơn.

Ấn Độ đã đề ra nhiều giải pháp đối phó với nắng nóng, nhưng vấn đề nguồn lực để triển khai vẫn sẽ là cản trở lớn để nước này có thể hạn chế bớt ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Hy vọng cuối cùng của Ấn Độ vẫn là mùa mưa đến sớm nhằm giải quyết những vấn đề khó do nắng nóng gây ra.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Khi nào đàm phán ngừng bắn Nga - Ukraine ?

08:59 08/11/2024

​​​​​​​Xung đột Nga - Ukraine đang có tín hiệu hạ nhiệt khi ông Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Kiev.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh"

19:57 21/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.

Trung ương Hội nông dân Việt Nam thăm mô hình sản xuất của nông dân Hậu Giang

18:36 21/11/2024

(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

Hợp tác nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18:20 21/11/2024

(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Cần quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh

17:08 21/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.