Thứ Hai, ngày 11/03/2024 | 09:28
Hãng tin Bloomberg mới đây đưa tin, Ấn Độ đã điều động thêm khoảng 10.000 binh lính tới khu vực biên giới đang tranh chấp với Trung Quốc. Động thái này có thể sẽ khuấy động mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.
Binh sĩ Ấn Độ tại biên giới. Ảnh: DPA
Các quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên cho biết, số lượng 10.000 binh sĩ trước đây được bố trí ở biên giới phía Tây của đất nước hiện đã được điều động để bảo vệ biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, một đơn vị hiện có gồm 9.000 binh lính, đã được điều động đến biên giới tranh chấp với Trung Quốc và được đặt dưới quyền chỉ huy của một bộ tư lệnh chiến đấu mới được thành lập. Lực lượng tổng hợp này sẽ bảo vệ một dải biên giới dài 532km ngăn cách khu vực Tây Tạng của Trung Quốc với các bang phía bắc Ấn Độ là Uttarakhand và Himachal Pradesh.
Hiện Quân đội Ấn Độ cùng Bộ Quốc phòng nước này từ chối đưa ra bình luận về thông tin được truyền thông đăng tải.
Việc điều động quân đội lớn chưa từng có cùng pháo binh và không quân tới khu vực biên giới này làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược cũng như sự nhạy cảm ngày càng tăng của khu vực này trong mắt các nhà lãnh đạo Ấn Độ.
Năm 2021, Ấn Độ đã bố trí thêm khoảng 50.000 binh lính tới khu vực Đông Ladakh giáp biên giới với Trung Quốc. Quân đội Ấn - Trung đã từng đụng độ tại khu vực này trước đó 1 năm khiến 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng và quan hệ song phương gia tăng căng thẳng. Kể từ thời điểm đó, cả Ấn Độ và Trung Quốc đã nâng cấp các hạ tầng phục vụ quân sự và di chuyển tên lửa, máy bay tới áp sát biên giới của nhau.
Căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ biên giới đẩy quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đi xuống và chưa thể phục hồi kể từ đó. Hai nước đã trải qua 21 vòng đàm phán quân sự và ngoại giao để cải thiện tình hình. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ cũng đã thông qua luật nhằm siết chặt đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc tại nước này.
Trung Quốc cho rằng việc Ấn Độ điều thêm binh lính lên khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước “không có lợi cho việc giảm căng thẳng”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết: “Trung Quốc cam kết hợp tác với Ấn Độ để bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới. Chúng tôi tin rằng hành động của Ấn Độ không có lợi cho việc bảo vệ hòa bình và không có lợi cho việc giảm bớt căng thẳng giữa 2 bên”.
Bà Mao nói thêm rằng: “Việc Ấn Độ tăng cường triển khai quân sự ở các khu vực biên giới không giúp làm dịu tình hình hoặc bảo vệ hòa bình và an toàn ở những khu vực này”.
Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã nổ ra chiến sự dọc theo các phần của đường biên giới dài 3.800km chưa được phân định rõ ràng. Căng thẳng nóng lên trong những năm gần đây khi 2 nước xảy ra các cuộc đụng độ tại những khu vực tranh chấp.
Tình hình trở nên leo thang căng thẳng sau cuộc đụng độ của Trung Quốc và Ấn Độ ở thung lũng Galwan vào năm 2020. Vụ việc khiến 24 người ở 2 bên thiệt mạng.
Kể từ cuộc giao tranh, căng thẳng giữa hai nước liên tục leo thang khi các bên đều triển khai quân nhân và vũ khí dồn dập tới các điểm “nóng”. Tuy nhiên, hai nước sau đó đã thống nhất xuống thang căng thẳng ở biên giới và cũng bắt đầu rút bớt quân, xe tăng, khí tài quân sự khỏi khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức 21 vòng đàm phán quân sự - ngoại giao từ vụ đụng độ năm 2020 để xuống thang căng thẳng. Từ sau sự kiện đó, New Delhi thông qua luật không khuyến khích đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở Ấn Độ.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
08:59 08/11/2024
Xung đột Nga - Ukraine đang có tín hiệu hạ nhiệt khi ông Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Kiev.
07:14 22/11/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức Tọa đàm Phát triển du lịch gắn với các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh,
07:08 22/11/2024
Sớm gỡ khó để hạ tầng giao thông ĐBSCL phát triển đồng bộ sẽ giúp toàn vùng thoát khỏi “vùng trũng” cao tốc, từ đó giảm chi phí vận chuyển, giao thương thuận lợi, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
07:05 22/11/2024
Xác định công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 là nhiệm vụ quan trọng nên các cấp ủy đảng trong tỉnh đã chủ động thực hiện công tác này.
07:04 22/11/2024
Trong báo cáo gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh những vấn đề nổi bật mà cử tri và Nhân dân gửi gắm,