Thứ Tư, ngày 30/10/2024 | 05:51
Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.
Một đơn vị thuộc Lục quân Ấn Độ đóng tại Leh, vùng lãnh thổ liên bang Ladakh gần các khu vực tranh chấp dọc đường LAC với Trung Quốc. Ảnh: ANI
Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ xác nhận, quân đội nước này đã bắt đầu rút thiết bị quân sự về các vị trí hậu phương ở các khu vực tương ứng. Ấn Độ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tuần tra dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa hai nước, chấm dứt tình trạng bế tắc quân sự kéo dài hơn 4 năm qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, hai nước đã đạt được sự đồng thuận để khôi phục “tình hình thực địa” dựa trên các nguyên tắc an ninh bình đẳng và cùng có lợi. Ông Rajnath Singh cho biết thêm, điều này bao gồm khôi phục “hoạt động tuần tra và chăn thả gia súc ở các khu vực truyền thống”. Phía Ấn Độ cho rằng, sự tiến triển trong quan hệ Ấn - Trung là nhờ “sức mạnh của việc tham gia vào đối thoại liên tục vì sớm hay muộn, các giải pháp sẽ xuất hiện”.
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 16 Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tại Nga. Lãnh đạo cấp cao Ấn - Trung đã hoan nghênh các thỏa thuận tuần tra dọc theo đường LAC ở phía Đông Ladakh vừa đạt được.
Ông Modi cho biết thêm, việc duy trì hòa bình và ổn định biên giới vẫn là ưu tiên của hai nước và sự tin tưởng lẫn nhau vẫn là nền tảng của quan hệ song phương. Nhà lãnh đạo Ấn Độ cho rằng mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc không chỉ quan trọng đối với người dân hai nước mà còn tác động đến hòa bình, ổn định và tiến bộ toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo Ấn - Trung nhất trí rằng các Đại diện đặc biệt về vấn đề biên giới hai nước sẽ sớm có cuộc họp để giám sát việc quản lý hòa bình và sự yên tĩnh tại các khu vực biên giới và tìm kiếm một giải pháp công bằng, hợp lý và được cả hai bên chấp nhận cho vấn đề này. Các cơ chế đối thoại có liên quan ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao và các quan chức khác cũng sẽ được sử dụng để ổn định và xây dựng lại quan hệ song phương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, quan hệ song phương ổn định, có thể dự đoán và thân thiện giữa hai nước láng giềng và hai quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới, sẽ có tác động tích cực đến hòa bình và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu. Nó cũng sẽ góp phần vào một châu Á đa cực và một thế giới đa cực.
Cuộc gặp song phương chính thức gần đây nhất giữa Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là vào tháng 10-2019 khi hai nước tổ chức Thượng đỉnh tại Mahabalipuram, bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Cuộc gặp diễn ra chỉ vài tháng trước các vụ đụng độ chết người giữa binh lính hai nước vào tháng 15-6-2020 tại thung lũng Galwan, vùng lãnh thổ Liên bang Ladakh của Ấn Độ. Kể từ thời điểm đó, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đều duy trì một số lượng lớn binh lính, thiết bị quân sự dọc theo đường LAC tại Đông Ladakh.
Sự kiện này dẫn đến thế đối đầu và bế tắc quân sự, đẩy quan hệ song phương vào tình trạng đóng băng căng thẳng trong hơn 4 năm qua. Trong quãng thời gian đó, hai nhà lãnh đạo Ấn - Trung đã có tiếp xúc ngắn tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia năm 2022 và sau đó là tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi năm 2023 nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Việc rút quân khỏi vùng tranh chấp của Ấn Độ và Trung Quốc vừa qua đã mở ra cơ hội hòa đàm của hai cường quốc tỉ dân này. Đây cũng là nền tảng để người dân vùng biên hai nước xích lại gần nhau.
HN tổng hợp
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
11:49 30/04/2025
(HGO) – Sáng ngày 30-4, tại Công an tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc tổ chức cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại đơn vị.
19:51 29/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 - 30/4/2025).
15:20 29/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 28-4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh.
11:46 29/04/2025
(HGO) - Sáng ngày 29-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).