Anh - EU “hết duyên nhưng còn nợ”

Thứ Tư, ngày 09/08/2017 | 08:26

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit đã và đang diễn ra theo tiến trình đàm phán, tuy nhiên cũng còn quá nhiều vấn đề vướng mắc được cho là “duyên nợ” giữa hai đối tác này vẫn chưa được giải quyết.

Nghĩa vụ tài chính của Anh đối với EU là vấn đề căng thẳng trong đàm phán Brexit. Nguồn: GETTY IMAGES

Theo đó, có quá nhiều vấn đề tranh luận chưa ngã ngũ giữa Anh và EU trong quá trình đàm phán. Trước tiên, là khoản phí Anh phải nộp cho EU để được Brexit theo tính toán của EU phải lên đến cả trăm tỉ bảng Anh. Gần đây, một số thông tin cho rằng, London đã đồng ý chi hơn 40 tỉ bảng Anh để có được cuộc đàm phán thương mại và việc Brexit. Tuy nhiên, mới đây Văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố London chỉ đồng ý trả tiền cho EU để được Brexit, song bác bỏ con số trên mà tờ Sunday Telegraph đưa ra trước đó. Việc London quyết định đưa ra đính chính nhằm trấn an lo ngại của dư luận Anh rằng chính phủ sẽ chấp nhận trả cho EU số tiền lớn nhằm có được thỏa thuận thương mại với EU.

Chính phủ Anh cho hay, vấn đề mức đóng góp tài chính của Anh cho EU cần một sự thỏa hiệp từ cả hai phía. Hiện cả Thủ tướng Anh Theresa May và Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Davis đều nhất trí London sẽ trả tiền cho EU, song con số quyết định đưa ra phải công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nước Anh hậu Brexit. Trong khi đó, EU cho rằng sẽ không chuyển sang bước đàm phán tiếp theo về quan hệ tương lai với Anh, nếu như vấn đề đóng góp tài chính của Anh vẫn chưa ngã ngũ.

Giới phân tích hiện vẫn tỏ ra ít lạc quan về triển vọng vòng đàm phán thứ 3 giữa 2 bên dự kiến diễn ra vào cuối tháng 8 này, do lập trường của Anh và EU còn rất khác biệt. Phái đoàn EU khẳng định rằng đàm phán cần phải đạt được “tiến bộ đầy đủ” trên các nội dung về thanh toán tài chính, quyền công dân và vấn đề biên giới với Ireland trước khi chuyển sang các vấn đề cốt lõi bàn về mối quan hệ thương mại giữa hai bên trong tương lai.

Trong khi đó, Anh muốn nhanh chóng thỏa thuận được về mối quan hệ thương mại với EU hậu Brexit, bởi quan ngại nếu không thể đạt được thỏa thuận, các mối quan hệ thương mại của nước này sau đó sẽ lệ thuộc và chịu sự chi phối theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, khiến cả Anh và EU phải gánh các loại thuế và sẽ mất đi rất nhiều lợi thế cạnh tranh.

Trong một diễn biến liên quan, báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn Oliver Wyman cho thấy, Anh có thể mất tới một nửa số việc làm, tương đương 40.000 vị trí trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư trong vài năm tới nếu nước này tiếp tục theo đuổi những chính sách “cứng” trong Brexit. Bởi lẽ, hàng loạt các ngân hàng lớn như Citigroup, UBS và Barclays đã công bố kế hoạch chuyển hàng ngàn việc làm từ Anh sang các chi nhánh mới ở EU. Các công ty chuyên về dịch vụ tài chính đã phải trình kế hoạch điều chỉnh nhân sự do Brexit lên Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) về vấn đề này. Về mặt lý thuyết, các ngân hàng sẽ gặp khó khi đào thải nhân sự, nhưng đây được xem là cơ hội để mở rộng sự hiện diện của họ tại châu Âu. Những tác động đến thị trường việc làm trong bối cảnh hậu Brexit sẽ gây ảnh hưởng lớn không chỉ đến ngành ngân hàng Anh mà cả nền kinh tế nước này. Bởi lẽ, dịch vụ tài chính là một trong những ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Anh. Riêng tại London, ngành này chiếm 22% GDP.

Ngoài ra, Anh cũng đang dự định giao trả lại các chất thải phóng xạ đến từ các nước như Đức, Italia và Thụy Điển cho EU. Giới chức nước này hy vọng việc nêu lên vấn đề liên quan đến kho dự trữ chất thải phóng xạ của Anh hiện nay sẽ giúp thuyết phục EU giữ lập trường hợp tác trong vấn đề hạt nhân. Thực tế, từ thập kỷ 1970 tới nay, Anh đã nhập khẩu chất thải hạt nhân từ các nước châu Âu và sau đó tái xử lý tại Nhà máy Sellafield ở Cumbria, nhà máy chuyên sản xuất urani và plutoni tái sử dụng và xử lý các chất thải phóng xạ. Gần 20% kho dự trữ plutoni của Anh có nguồn gốc từ nước ngoài. Theo giới quan sát, các quy định về hạt nhân hiện là một trong những thách thức lớn nhất trong giai đoạn đầu đàm phán Brexit, trong bối cảnh Anh muốn rút khỏi Cộng đồng nguyên tử châu Âu (Euratom).

Tuy nhiên, một thực tế khách quan là Anh vẫn muốn giữ lại mô hình văn hóa, kinh tế và xã hội như EU, đồng thời cũng muốn duy trì quyền tự do đi lại của công dân như lúc còn trong khối EU. Giới phân tích cho rằng, mặc dù Brexit là tất yếu phải xảy ra nhưng giữa Anh và EU còn quá nhiều vấn đề vướng mắc chưa thể giải quyết. Điều này được cho  là Anh và EU “đã hết duyên nhưng vẫn còn nợ”.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...