Thứ Sáu, ngày 18/12/2020 | 08:39
Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì những khoản áp thuế của Bắc Kinh đối với các mặt hàng nông sản của nước này.
Giới phân tích nhận định căng thẳng thương mại Australia - Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho Bắc Kinh, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Canberra. Nguồn: NDR
Australia và Trung Quốc gia tăng căng thẳng kể từ tháng 5, khi Trung Quốc thông báo áp 80,5% thuế đối với lúa mạch từ Australia, vì cho rằng Canberra đã bán phá giá nông sản, gây thiệt hại cho nông nghiệp Trung Quốc. Mức thuế có hiệu lực từ 19-5 và có thời hạn 5 năm, gồm 73,6% thuế chống bán phá giá và 6,9% thuế chống trợ cấp. Theo ước tính từ Tổ chức nông nghiệp GrainGrowers, mức áp thuế mới của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại khoảng 1,9 tỉ USD đối với các nhà sản xuất lúa mạch Australia trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn như thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu...
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc áp thuế lên hàng hóa Australia là phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Trung Quốc, đồng thời là sự thể hiện trách nhiệm của các bộ, ngành Trung Quốc đối với người tiêu dùng nước này. Trung Quốc cũng khẳng định, Australia nên từ bỏ vai diễn “người bị hại” khi đưa ra 3 dẫn chứng nhằm phản bác các chỉ trích của phía Australia.
Theo phía Trung Quốc, từ năm 2018 trở lại đây, Australia đã từ chối hàng chục dự án đầu tư của Trung Quốc tại Australia với lý do “an ninh quốc gia”. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, Chính phủ Australia hai lần sửa đổi Luật đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài, viện lý do “xem xét các yếu tố an ninh quốc gia” mà từ chối doanh nghiệp Trung Quốc. Thứ hai, Chính phủ Australia cấm doanh nghiệp Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng 5G tại nước này mà không có lý do chính đáng và cuối cùng là tính đến thời điểm hiện tại, phía Australia đã 106 lần áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tiến hành 4 lần áp dụng các hình thức tương tự lên hàng hóa của Australia.
Trong một động thái liên quan, Thời báo Hoàn cầu đưa tin Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đã cho phép các nhà máy điện của nước này được phép nhập khẩu than ở nước ngoài không hạn chế, trừ Australia. Thông tin này cho thấy, các hoạt động thương mại mang tính phân biệt đối xử đang được Trung Quốc triển khai nhằm vào Australia.
Những động thái gia tăng căng thẳng từ phía Trung Quốc nhằm vào Australia đã buộc quốc gia này có động thái đáp trả thỏa đáng. Phía Australia cho biết, nhiều lần nước này kêu gọi Trung Quốc đối thoại nhưng đều vấp phải sự im lặng của phía Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham nhấn mạnh: “Việc kiện Trung Quốc lên WTO dù có thể mất nhiều năm để giải quyết vụ việc, nhưng các lệnh áp thuế của Bắc Kinh là thiếu cơ sở và vô căn cứ. Chúng tôi tự tin rằng dựa trên các bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi đã tổng hợp, Australia sẽ rất chắc chắn trong vụ kiện của mình”.
Thực chất, mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã trở nên xấu đi kể từ tháng 4, khi Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Đồng thời Australia cũng lên tiếng đồng thuận cuộc chiến thương mại bằng việc áp thuế cao của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc. Kể từ đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia cứ gia tăng theo thời gian.
Giới phân tích nhận định, việc Australia kiện Trung Quốc lên WTO cho thấy nước này không thể tiếp tục nhẫn nại mà bắt buộc phải có những hành động cứng rắn hơn nhằm bảo vệ những người sản xuất trong nước cũng như hy vọng Trung Quốc sẽ ngừng sử dụng các biện pháp thương mại như là một công cụ để trả đũa cho những căng thẳng chính trị đang đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972.
Nền kinh tế Australia có mức độ phụ thuộc thị trường Trung Quốc lớn nhất thế giới khi hơn 33% tổng kim ngạch xuất khẩu và 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa vào quan hệ kinh tế - thương mại với đất nước đông dân nhất thế giới. Theo Bộ Thương mại, Australia đạt mức thặng dư thương mại kỷ lục là 77,4 tỉ AUD (55,1 tỉ USD) trong năm tài chính 2019-2020, mà đóng góp của thị trường Trung Quốc mang tính quyết định. |
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.