Thứ Sáu, ngày 15/04/2022 | 08:11
Khoảng 99% dân số toàn cầu phải hít thở không khí ô nhiễm vượt giới hạn an toàn là hồi chuông cảnh báo vấn nạn ô nhiễm hiện nay.
Khói bốc lên từ Nhà máy nhiệt điện Badarpur ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình lại bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí hơn cả. Bởi lẽ, trong thập kỷ qua, nồng độ bụi mịn đã tăng 27% ở các thành phố của Đông Nam Á. Ngược lại, trong 20 năm qua, con số này đã giảm 21% ở châu Âu, 29% ở khu vực Bắc và Nam Mỹ. Hệ quả là tỷ lệ tử vong liên quan đến bụi mịn tại các khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á đã tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do bụi mịn đã tăng từ 63 người trên 100.000 dân lên 84 người trên 100.000 dân, tăng 33% chỉ trong 10 năm.
Đáng quan ngại là kết quả thu thập của WHO về tình trạng ô nhiễm không khí như các hạt và khí nitrogen dioxide (hai loại ô nhiễm phát thải từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và được cho là nguyên nhân gây các bệnh về hô hấp và tim mạch trong giai đoạn 2010-2019, tại hơn 6.000 thành phố ở 117 quốc gia) đã có gần 99% dân số phải hít thở không khí ô nhiễm.
Theo báo cáo trên, ô nhiễm không khí mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 7 triệu người. Số lượng các hạt nhỏ trong không khí tại các nước châu Phi và khu vực phía Tây Thái Bình Dương cao gần gấp 8 lần so với tiêu chuẩn an toàn của WHO, trong khi đó mức độ tập trung của các hạt này lại thấp nhất tại châu Âu.
Cũng theo dữ liệu thu thập được tại 117 nước cho thấy, chưa đầy 1% thành phố ở những nước có thu nhập thấp và trung bình đạt mức an toàn về chất lượng không khí theo khuyến nghị của WHO. Ngược lại, chỉ có 17% các thành phố ở những nước có thu nhập cao có chất lượng không khí dưới chuẩn của WHO. Ngoài ra, các hạt, lượng khí nitrogen dioxide ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cũng cao hơn 1,5 lần so với những nước có thu nhập cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí như: ô nhiễm từ bụi, gió, núi lửa phun trào, bão, lốc xoáy, sương mù, cháy rừng, hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động quốc phòng, quân sự, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, thu gom xử lý rác thải, hoạt động sinh hoạt… Tuy nhiên, có hai nguyên nhân chính là các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các hoạt động của con người). Trong đó, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí do con người gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất. Chúng ta khai thác quá nhiều quặng mỏ, cây rừng làm thay đổi môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu. Mặt khác, cũng chính con người thải ra quá nhiều chất độc trong sản xuất, sinh hoạt làm cho không khí bị ô nhiễm và nạn nhân ảnh hưởng trực tiếp lại chính là chúng ta.
Do vậy giải pháp bức thiết hiện nay vẫn là hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến môi trường bằng những việc làm cụ thể như: Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải mỗi ngày, xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường, ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi…
Tất cả những việc làm trên nhằm trả lại cho trái đất sự an toàn, thân vốn dĩ đã có và tồn tại hàng tỉ năm qua trên hành tinh xanh này. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng vấn đề cấp bách hiện nay, cần giải quyết những thách thức kép về sức khỏe do ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Công việc này đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia cùng quan tâm thực hiện. Có như vậy mới mong ô nhiễm không khí được cải thiện trả lại con người bầu trời trong lành tự nhiên.
Cuối tháng 11-2021, tại COP 26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact) cam kết phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác. |
HN tổng hợp
18:29 15/05/2025
Mặc dù Mỹ và nhiều quốc gia lên tiếng sẽ làm trung gian hòa giải xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng khó tìm được cái kết thỏa đáng vì nhiều lý do.
08:31 15/05/2025
Sau những cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Hamas tại Doha (Qatar) đi cùng với những động thái gần đây, giới phân tích nhận định sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:41 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi họp Ban Chỉ đạo thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.
05:40 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, ông Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, GS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), đồng chủ trì Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến bản thảo công trình Địa chí Hậu Giang. Tham dự có hơn 50 đại biểu là nhà khoa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa am hiểu về Hậu Giang, đại diện các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh.
05:32 16/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các địa phương trong tỉnh tích cực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, nhằm tôn vinh cống hiến vĩ đại của Người và khơi dậy tinh thần học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
05:31 16/05/2025
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của nông sản, hướng đi sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ trở thành xu thế tất yếu. Nhận thức được điều này, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đã xây dựng kế hoạch sản xuất lúa theo hướng hữu cơ năm 2025 với những mục tiêu cụ thể, quy mô mở rộng và các giải pháp đồng bộ.