Bí ẩn của châu Phi từ đại dịch Covid-19

Thứ Sáu, ngày 01/04/2022 | 09:45

Tiếp cận vắc-xin chậm, trang thiết bị y tế nghèo nàn, nhưng tỷ lệ tử vong từ dịch Covid-19 ở châu Phi thấp là bí ẩn của châu lục này.

Một đám cưới diễn ra ở Sierra Leone vào tháng 2.

Trung tâm ứng phó Covid-19 thị trấn Kamakwie, Sierra Leone (một quốc gia Tây Phi) cho biết, chỉ ghi nhận 11 ca bệnh kể từ khi đại dịch bắt đầu và không có trường hợp nào tử vong. Hiện tại đây, mọi người chen chúc nhau để tổ chức đám cưới, xem bóng đá, hòa nhạc mà không ai đeo khẩu trang.

Sierra Leone, quốc gia 8 triệu dân ở bờ biển Tây Phi, ẩn chứa những điều không thể giải thích được khi dịch Covid-19 hoành hành. Điều gì đã xảy ra ở đây và một vùng lớn ở châu Phi là bí ẩn lớn của đại dịch.

Austin Demby, Bộ trưởng Y tế của Sierra Leone khẳng định: “Covid-19 không phải là mối đe dọa lớn ở châu Phi, từ đó đã làm dấy lên cuộc tranh luận liệu Liên minh châu Phi thúc đẩy tiêm chủng cho 70% người dân châu Phi trong năm nay có phải là cách sử dụng tốt nhất các nguồn lực y tế hay không? Trong khi đó, sự tàn phá từ các mầm bệnh khác, chẳng hạn như sốt rét, HIV, lao… dường như cao hơn nhiều. Đi tìm lời giải cho câu hỏi trên không chỉ liên quan đến chúng tôi mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng rộng hơn.

Trong những tháng đầu tiên của đại dịch, người ta lo ngại Covid-19 có thể đe dọa các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém như Sierra Leone, nơi 100.000 dân chỉ có 3 bác sĩ. Tỷ lệ mắc sốt rét, HIV, lao và suy dinh dưỡng tại đây ở mức cao. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Biến thể Beta, Delta, Omicron đã tàn phá Nam Phi nhưng phần còn lại của lục địa này không ghi nhận số ca tử vong tương tự.

Các chuyên gia y tế có nhiều nhận định về điều kỳ diệu ở châu lục đen này trước đại dịch Covid-19. Qua kiểm tra mẫu máu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện 65% người dân châu Phi bị nhiễm Covid-19 vào quý III/2021, cao hơn nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, chỉ 14% người châu Phi được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 khi những dữ liệu này được thu thập. Do vậy khả năng các kháng thể có được từ nhiễm Covid-19 là rất cao.

Một số suy đoán khác cho rằng do gần 2/3 dân số ở khu vực châu Phi hạ Sahara dưới 25 tuổi và chỉ 3% từ 65 tuổi trở lên nên khả năng đề kháng mạnh hơn so với châu lục khác. Điều đó có nghĩa rất ít người gặp các vấn đề sức khỏe (bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mạn tính và ung thư) làm tăng mạnh nguy cơ trở nặng và tử vong do Covid-19. Những người trẻ tuổi nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng, dẫn tới khả năng số ca bệnh được báo cáo thấp.

Một giả thuyết khác cũng được đưa ra là nhiệt độ cao và sinh hoạt nhiều ở ngoài trời có thể ngăn chặn sự vi-rút lây lan. Mật độ dân cư thấp ở nhiều khu vực, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hạn chế. Có lẽ việc tiếp xúc với những mầm bệnh khác, bao gồm vi-rút SARS-CoV-2 và các bệnh nhiễm trùng chết người như sốt Lassa và Ebola, đã phần nào mang lại hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, khi Covid-19 tàn phá Ấn Độ và Đông Nam Á vào năm ngoái (vùng này nhiệt độ cũng rất cao) thì giả thuyết này bị loại trừ.

Một lập luận khác cho rằng, do hệ thống y tế yếu kém nên số liệu thống kê, báo cáo không đầy đủ nên dẫn đến tình trạng sai sót số ca nhiễm và tử vong do Covid-19. Mặt khác, hầu hết số người chết tại nhà vì không đến cơ sở y tế hoặc gia đình đưa họ về nhà trước khi mất. Nhiều trường hợp tử vong không thông báo với chính quyền… nên số liệu chưa xác với thực tế.

Tuy nhiên, một trong những lập luận được cho là thuyết phục nhất chính là sự xuất hiện của biến thể Omicron làm lây lan nhanh dịch bệnh nhưng phần lớn là bệnh nhẹ, ít triệu chứng gắn với dân số trẻ ở châu Phi. Do vậy, số người nhiễm Covid-19 không báo cáo ở châu Phi tăng nhanh nhưng ít trường hợp bệnh nặng. Từ đó tạo kháng thể cho nhiều người bệnh dần dần tạo miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, cho dù lập luận như thế nào thì trường hợp châu Phi ít người nhiễm và tử vong vì Covid-19 cũng còn là điều bí ẩn.

WHO đã kêu gọi các nước châu Phi không lơ là cảnh giác với dịch Covid-19 sau khi nhiều nước tại đây đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Tiến sĩ Matshidiso Moeti nêu rõ đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và các nước chỉ nên xem xét giảm bớt các biện pháp phòng ngừa một cách thận trọng. Việc dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng không có nghĩa là không cần cảnh giác với dịch bệnh.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:00 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.