Biến đổi khí hậu tác động đến toàn cầu

Thứ Tư, ngày 13/12/2023 | 10:29

Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí đã làm chết hơn 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, nếu thống kê đầy đủ thì biến đổi khí hậu sẽ gây ra thiệt hại khó lường, nhất là những nước nghèo.

Ảnh minh họa.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, chỉ riêng nắng nóng đã gây áp lực lên cơ thể con người và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm. Ngoài các bệnh dịch như bệnh tả, sốt rét lan tràn do tình trạng nóng lên của Trái đất làm đảo lộn các hình thái thời tiết, lũ lụt, sạt lở, động đất, núi lửa… sẽ gây thiệt hại nặng nề đến toàn cầu. Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí đã làm chết hơn 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, đã đến lúc các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu phải thảo luận các nguy cơ đối với sức khỏe con người. Ông Ghebreyesus cho rằng: “Rõ ràng, sức khỏe là lý do thuyết phục nhất để chúng ta hành động chống biến đổi khí hậu”. Đây cũng là nội dung quan trọng được nhiều nước ủng hộ tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28).

Bà Yseult Gibert, một bác sĩ Canada nhấn mạnh: “Không phải ai cũng biết khủng hoảng khí hậu chính là khủng hoảng y tế. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta do tình trạng ô nhiễm không khí. Phổi yếu sẽ gây áp lực cho hệ tim mạch, những mạch máu bị xơ vữa và tim. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng bệnh dịch và tình trạng kháng thuốc”.

Giới khoa học nêu lên một điển hình, châu Phi là một trong những châu lục phải đối phó với hạn hán ngày càng nghiêm trọng và những cơn bão xảy ra thường xuyên hơn, đe dọa nguồn lương thực thiết yếu cho hàng trăm triệu người. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết nền nhiệt tăng 10C tương ứng với việc giảm 3% sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Cơ quan này dự báo năng suất cây trồng ở châu Phi cận Sahara sẽ giảm từ 5-17% vào năm 2050, mặc dù dân số tăng nhanh.

 Nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa phần lớn khu vực châu Phi đang phải vật lộn giữa hạn hán ngày càng nghiêm trọng và những cơn bão dữ dội xảy ra thường xuyên hơn, đe dọa nguồn lương thực thiết yếu cho hàng trăm triệu người.

Các nhà khoa học, quan chức chính phủ và nông dân đang khôi phục các loại cây trồng bị bỏ quên và tăng năng suất nông nghiệp trong cuộc đua giúp châu Phi thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Nhưng chỉ có số ít quỹ tài trợ và hầu như không có nguồn vốn tư nhân nào hỗ trợ cho các nông dân, những người sản xuất ra phần lớn lương thực của lục địa.

Enock Chikava, Giám đốc tạm quyền Quỹ Bill và Melinda Gates cho biết tăng năng suất vật nuôi và cây trồng ở châu Phi là một trong những biện pháp dễ dàng nhất để cắt giảm khí thải, bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã và giúp đỡ nông dân. Nhưng chỉ có 1,7% nguồn tài chính khí hậu toàn cầu dùng để hỗ trợ các nông dân sản xuất quy mô nhỏ, những người sản xuất khoảng 80% lương thực ở châu Phi và châu Á. Do vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Á cho biết họ rất mong muốn tăng đáng kể nguồn tài trợ này cho nông dân.

Trong một diễn biến liên quan, tại COP28 nhiều quốc gia đề xuất loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên vấp phải phản ứng quyết liệt của Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) vì lý do lợi nhuận. Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber kêu gọi các nước tích cực hơn, linh hoạt và chấp nhận thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm 1 thỏa thuận đầu tiên về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Có lẽ điểm sáng duy nhất tại COP28 là 130 quốc gia cam kết tăng gấp 3 năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân, cắt giảm sử dụng than và hạn chế phát thải khí metan (loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh).

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hối thúc các nước phát triển thực hiện đầy đủ các cam kết trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chỉ có như vậy mới có cơ hội kịp thời khắc phục biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng gay gắt.

Hãng tin Belga của Bỉ cho hay, các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây thiệt hại trung bình cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm là 143 tỉ USD, tương đương 136 tỉ euro.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang

08:06 09/05/2025

Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

Mỹ mạnh tay trục xuất người nhập cư: Hệ lụy khó lường

18:47 07/05/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.

Mỹ - Iran lại “khẩu chiến”

08:39 07/05/2025

Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

08:59 25/04/2025

Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.

Ukraine mất chủ quyền các vùng đã sáp nhập vào Nga ?

08:13 24/04/2025

Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Gia tăng khủng hoảng nhân đạo toàn cầu

05:21 23/04/2025

Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.