Thứ Ba, ngày 22/10/2024 | 06:55
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.
Bộ trưởng các nước G7 họp tại thành phố Naples của Italia ngày 19-10. Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên G7 tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực quốc phòng.
Tham dự hội nghị ngoài các thành viên của nhóm G7, còn có sự tham dự của các đại diện Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại, hội nghị lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước G7 cho thấy những lo ngại của phương Tây trước những thách toàn cầu.
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên trong khuôn khổ G7 - một diễn đàn theo truyền thống mang tính kinh tế có sự tham gia của 2 khách mời đặc biệt là tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell. Sự có mặt của 2 đại diện cấp cao thuộc các tổ chức lớn nhất trên thế giới là minh chứng cho sự quan trọng và nghiêm trọng của sự kiện. Điều này cho thấy những diễn biến gần đây trên thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine đang dần có dấu hiệu mất kiểm soát.
Trong tuyên bố chung, các Bộ trưởng Quốc phòng của G7 bày tỏ quan ngại về những hiểm họa cho an ninh của Lực lượng lâm thời Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Lebanon - UNIFIL. Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell kêu gọi một biện pháp cải cách từ phía Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tăng cường vai trò của UNIFIL.
Về cuộc xung đột Nga - Ukraine, thông cáo chung của nhóm G7 tái khẳng định “sự hậu thuẫn không gì lay chuyển cho tự do, quyền chủ quyền, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh ý định tiếp tục hỗ trợ Ukraine, kể cả về mặt quân sự trong ngắn và dài hạn.
Cuối cùng, các Bộ trưởng quốc phòng của G7 bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quy mô lớn gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Các nhà lãnh đạo quốc phòng một lần nữa “phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép” ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Về việc các quốc gia G7 cùng với đại diện của EU và NATO ủng hộ Ukraine gia nhập NATO là minh chứng cho sự quyết tâm ở cường độ cao. Điều này đồng nghĩa với việc, NATO đã sẵn sàng đối mặt với nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga. Nếu Ukraine được gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, các chuyên gia cho rằng việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine trong tương lai sẽ kích hoạt Điều 5 Hiến chương NATO, theo đó cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công vào toàn liên minh. NATO sẽ buộc phải bảo vệ Kiev và điều động quân sự can thiệp vào cuộc xung đột Nga - Ukraine. Đây có thể coi là viễn cảnh xấu nhất khiến nhiều chuyên gia lo ngại khi đặt Moscow đối đầu với phương Tây, hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.
Các chuyên gia địa bàn cũng nhận định những thách thức mà Nga đặt ra có thể được giải quyết mà không cần đưa Ukraine vào NATO. Hồi tháng 7 vừa qua, hàng chục chuyên gia Mỹ đã đệ đơn hối thúc NATO không nên kết nạp Ukraine. Họ cho rằng “NATO càng hứa hẹn về việc Ukraine sẽ gia nhập liên minh thì động cơ để Nga tiếp tục giao tranh sẽ càng lớn”.
Thế nên dù là một cam kết được cho mang tính đột phá nhưng việc bắt đầu các đàm phán gia nhập NATO của Ukraine vẫn còn cần các lãnh đạo NATO cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi có thể triển khai.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
08:59 08/11/2024
Xung đột Nga - Ukraine đang có tín hiệu hạ nhiệt khi ông Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Kiev.
19:57 21/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.
18:36 21/11/2024
(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
18:20 21/11/2024
(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,
17:08 21/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.