Thứ Sáu, ngày 17/11/2017 | 08:52
Mặc dù đã trải qua 6 lần đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rút khỏi EU, hay còn gọi là Brexit nhưng tiến trình này đang gặp trở ngại lớn cả trong nước và đối ngoại.
Ảnh minh họa. Nguồn: EXPRESS.CO.UK
Gần đây, Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đang đối mặt với sức ép rất lớn liên quan đến Brexit và thậm chí có thể bị Đảng Bảo thủ cầm quyền hạ bệ. Sự kiện đáng quan tâm là mới đây có 40 nghị sĩ Đảng Bảo thủ Anh đã đồng ý ký vào một lá thư chung bày tỏ bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Theresa May, trong bối cảnh đàm phán về Brexit bị trì hoãn. Nếu có thêm 8 nghị sĩ nữa nhất trí ký tên vào bức thư, điều này sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Đảng Lao động đối lập Anh Jeremy Corbin quyết định đưa ra tối hậu thư cho Thủ tướng May, “lãnh đạo hoặc ra đi”, bởi vì bà “chính thức nắm quyền, nhưng không phải trong thực tế”. Điều này đã làm gia tăng áp lực lên Chính phủ Anh, bà May và tiến trình đàm phán Brexit.
Đáp trả những động thái trên, Thủ tướng Anh Theresa May vừa đưa ra cảnh báo rằng bà sẽ không “dung thứ” bất kỳ ý đồ nào phá hoại tiến trình Brexit. Cảnh báo cứng rắn trên được cho là nhằm vào những nghị sĩ của Đảng Bảo thủ có đường lối thân châu Âu, vốn không che giấu ý định làm thất bại các kế hoạch của Chính phủ Anh bằng cách đứng về phía phe đối lập để đòi bằng được quyền bỏ phiếu thông qua đối với dự thảo cuối cùng của thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU. Thông điệp cứng rắn này được Thủ tướng May đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Anh vừa công bố một dự luật bổ sung về Brexit theo kế hoạch sẽ thông qua Quốc hội trong tháng 12 tới. Bà May cảnh báo các nghị sĩ không được lợi dụng việc thảo luận thông qua dự luật tại Quốc hội để “trì hoãn hoặc dừng lại” tiến trình Brexit. Đây được xem là nỗ lực của bà May nhằm củng cố lại vai trò lãnh đạo của mình trong bối cảnh chính phủ của bà đang chao đảo sau khi mất 2 bộ trưởng trong vòng 1 tuần, còn các cuộc đàm phán Brexit vẫn bế tắc và chưa cho thấy dấu hiệu sớm có đột phá. Bà May khẳng định sẵn sàng hợp tác làm việc cùng các nghị sĩ để “cải thiện” dự luật, nhưng họ phải thực sự “đồng lòng” đoàn kết giúp nước Anh giành được thỏa thuận có lợi nhất khi rời khỏi EU.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận đầu tiên của Hạ viện Anh, dự luật đang vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ và các đảng chính trị khác vì họ cho rằng như thế là không dân chủ, ép các nghị sĩ chỉ được phép bỏ phiếu lựa chọn: đồng ý hay không, chứ không được phép dừng Brexit hay đề nghị thảo luận lại những thỏa thuận mà chính phủ và EU đã thảo luận xong. Theo kế hoạch, trong nhiều tuần tới, các nghị sĩ sẽ thảo luận tới 470 điểm đề nghị sửa đổi, dài 186 trang, với nhiều nội dung sửa đổi gây tranh cãi mà nhiều khả năng Chính phủ Anh sẽ phải thay đổi. Sau khi thảo luận thông qua tại Hạ viện, dự luật Brexit sẽ được trình sang Thượng viện Anh để các thượng nghị sĩ cho ý kiến, xem xét lại lần nữa, sau đó sẽ trình lên Nữ hoàng thông qua để trở thành luật.
Đàm phán với Anh về các điều kiện rút khỏi EU được tiến hành từ mùa Hè năm nay. Các chủ đề chính là quyền công dân, biên giới Ireland và giải quyết các nghĩa vụ tài chính của Anh đối với EU. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất đồng giữa các bên vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Các quan chức cấp cao EU đã cảnh báo rằng cuộc đàm phán với Anh sẽ được đưa vào “chế độ khủng hoảng”, và có nhiều khả năng thỏa thuận sơ bộ về Brexit sẽ không thể ký kết vào tháng 12 như dự định trước đây.
Trước đó, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier cho biết đang lên kế hoạch khẩn cấp nhằm chuẩn bị cho khả năng các cuộc đàm phán Brexit thất bại. Ba vấn đề then chốt mà EU yêu cầu Anh thực hiện là quyền của các công dân châu Âu sinh sống và làm việc tại Anh, vấn đề thanh toán “các hóa đơn” Brexit và biên giới tương lai giữa Ireland với vùng Bắc Ireland của Anh. Trong đó, ông Michel Barnier nhắc lại nếu không có thỏa thuận nào về các điều khoản thương mại hậu Brexit, EU và Anh có thể phải quay lại hệ thống thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mặt khác, việc Anh phải chi trả những khoản đóng góp khi rời EU vẫn chưa ngã ngũ. Đây là những vấn đề hóc búa cũng là điều kiện có ý nghĩa “sống còn” để đàm phán Brexit có thể tiếp tục hay không trong thời gian tới.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.