“Bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu

Thứ Tư, ngày 21/09/2022 | 08:08

Những tháng đầu năm 2022, kinh tế toàn cầu rơi vào tình cảnh khó khăn, với nhiều lý do khác nhau.

Ảnh: Time

Theo đó, giá lương thực, thực phẩm, năng lượng tăng cao do thiếu nguồn cung dẫn đến lạm phát tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Các quốc gia chịu ảnh hưởng “kép” là Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nga và Ukraine.

Theo hãng tin AP, sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, khí đốt không chỉ đắt hơn nhiều mà còn khan hiếm, nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung sang châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc nếu các công ty không dự trữ đủ cho mùa Đông.

Điển hình như Đức, một quốc gia thuộc EU có thể phải áp dụng chế độ phân phối khí đốt, vốn có thể làm tê liệt nhiều ngành công nghiệp, từ luyện thép tới dược phẩm, giặt là thương mại. Ông Kopf, Chủ tịch Hiệp hội Các công ty mạ kẽm của Đức, cho biết: “Nếu họ (Nga) dừng cung cấp khí, mọi thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy”.

Không chỉ Đức mà các nước thuộc EU đang cạn kiệt khí đốt. Theo tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha, các kho dự trữ khí đốt của châu Âu có thể cạn kiệt vào đầu tháng 2-2023. Hiện 160 cơ sở dự trữ khí đốt ở 18 quốc gia thành viên EU với tỷ lệ bơm đầy gần 83% chỉ đủ để cung cấp 21% lượng tiêu thụ hàng năm ở các nước thành viên khối này.

Hiện, giới chức châu Âu đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là đảm bảo lượng khí đốt dự trữ hiện tại đủ dùng cho cả mùa Đông. Do vậy, các nước này sẽ buộc phải giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và phân phối lại lượng dự trữ trong kho.

Trước đó, Quốc vụ khanh phụ trách quan hệ song phương của Bộ Ngoại giao Hungary, ông Tamas Menczer cho rằng vào mùa Thu này EU có thể phải xem xét lại chính sách trừng phạt đối với Nga, bởi vì khi trời bắt đầu lạnh giá thì “thực tế sẽ gõ cửa từng căn nhà” ở Tây Âu.

Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2022 lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng này là thấp hơn so với mức tăng 8,5% trong tháng 7-2022 và 9,1% trong tháng 6-2022. Báo cáo cho thấy nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng của các loại hàng hóa khác, hay còn gọi là CPI cốt lõi, đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021. Một số ý kiến cho rằng mức tăng rõ rệt của CPI cốt lõi đã phát đi tín hiệu cho thấy áp lực tăng giá cả hàng hóa đang diễn ra trên diện rộng, bất chấp giá năng lượng đang có xu hướng giảm thời gian gần đây. Số liệu tháng 8 được dự đoán sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp định kỳ vào tuần này sẽ cần tiếp tục hành động mạnh tay hơn nhằm kiểm soát tình hình.

Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax ngày 13-9 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Ukraine Denys Shmyhal cho biết lạm phát tại nước này có thể tăng lên 30% vào năm 2023, mức cao nhất trong 8 năm. Ông Shmyhal cho rằng, có khoảng 1.140 tỉ hryvnias (31,23 tỉ USD), tương đương gần 50% ngân sách năm 2023, sẽ được chuyển sang lĩnh vực an ninh và quốc phòng kể từ khi giao tranh giữa Ukraine và Nga nổ ra.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng trước hạ thấp triển vọng kinh tế toàn cầu lần thứ 4 trong vòng chưa đầy một năm. Cơ quan này dự báo tăng trưởng năm nay là 3,2%, giảm so với mức dự báo 4,9% hồi tháng 7-2021. Chuyên gia kinh tế của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cảnh báo: “Thế giới sẽ sớm đứng bên bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu và cuộc suy thoái đang đến gần”.

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết, hệ lụy của giá thực phẩm và năng lượng tăng đã khiến 71 triệu người trên toàn cầu rơi vào cảnh đói nghèo trong 3 tháng đầu năm nay. Tổ chức Nông Lương LHQ dự báo, các quốc gia ở vùng Balkans và châu Phi hạ Sahara bị tác động nặng nhất. Có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể bị khủng hoảng đói trong năm nay.

Giới phân tích nhận định, sau hơn 3 năm dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu nền kinh tế thế giới đã bị suy giảm trầm trọng vừa mới có triển vọng phục hồi thì giao tranh Nga - Ukraine với nhiều hệ lụy liên quan chính là “giọt nước tràn ly” làm cho nền kinh tế tiếp tục quay đầu suy thoái. Nhiều người dự đoán, kinh tế năm 2022 sẽ là “bức tranh màu xám” khó tìm được điểm sáng.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thương chiến Mỹ - Trung đi đến đâu ?

06:10 21/04/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng tồi tệ

07:05 18/04/2025

Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.

Lệnh ngừng bắn Nga - Ukraine khó thành hiện thực

06:14 17/04/2025

Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.

Lóe lên hy vọng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

07:51 16/04/2025

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Châu Âu: Bùng phát dịch lở mồm long móng gia súc

18:53 14/04/2025

Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.

Mỹ và Iran đánh giá tích cực về vòng đàm phán đầu tiên tại Oman

05:52 14/04/2025

Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Mỹ - Iran có đàm phán hạt nhân ?

19:33 10/04/2025

Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.

Israel lại tấn công mạnh mẽ Dải Gaza

05:44 10/04/2025

Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.

Ai thua trong cuộc chiến thương mại mới ?

18:22 08/04/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.

Myanmar đối mặt với thảm họa kép sau động đất

07:11 08/04/2025

Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:06 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.