Thứ Bảy, ngày 13/08/2022 | 15:21
Kể từ khi xuất hiện năm 1946, công nghệ gây mưa nhân tạo được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới giúp chống hạn hạn, giảm ô nhiễm không khí, phục vụ sự kiện quan trọng...
Công nghệ gây mưa nhân tạo giúp Arab Saudi có thể giảm tình trạng sa mạc hóa. Ảnh: Jim Brandenburg/Minden Pictures/Newscom
Phần lớn địa hình ở Arab Saudi là sa mạc và hoang mạc không có người ở. Trong đó có Rub ‘Al Khali, sa mạc chứa lượng lớn cát trên thế giới và sa mạc An-Nafud, nơi có các cồn cát cao hơn 30m. Với những đặc điểm địa hình như trên nên quốc gia Tây Á này thường có thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 450C, tuy nhiên cũng có thể lên trên 500C.
Từ tháng 4-2022, Arab Saudi đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của việc áp dụng làm mưa nhân tạo tại các khu vực ở thủ đô Riyadh và al-Qasim và Hail.
Việc áp dụng kỹ thuật gây mưa nhân tạo được thực hiện như một phần nỗ lực để làm tăng lượng mưa hàng năm của Arab Saudi, ở mức không vượt quá 100mm một năm, tăng lên 10-20%.
Công nghệ mà Arab Saudi sử dụng là gieo mây để gây mưa nhân tạo. Công nghệ này có thể giúp thay đổi thời tiết tại những khu vực nhất định, đồng thời làm tăng lượng mưa và giảm thiểu thiệt hại của thiên tai như hạn hán, giảm ô nhiễm không khí, mưa đá, phục vụ các sự kiện quan trọng...
Ông Ayman Ghulam cho biết sáng kiến gieo mây là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn để duy trì sự cân bằng nước một cách an toàn, đồng thời dễ điều chỉnh và giúp tiết kiệm chi phí.
Nhiều quốc gia trên thế giới cùng đang sử dụng công nghệ tương tự để gây mưa nhân tạo. Chẳng hạn, Trung Quốc đã chi tới hàng triệu USD để làm thay đổi thời tiết trước các sự kiện lớn như Olympic Bắc Kinh 2008. Dự kiến Trung Quốc sẽ có một hệ thống biến đổi thời tiết để gây mưa nhân tạo với diện tích lên tới hơn 5,5 triệu km2 và khả năng ngăn chặn mưa đá với trên 580.000km2.
Vào tháng 7-2021, một nhóm các nhà khoa học tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã sử dụng máy bay không người lái để phóng điện vào đám mây. Thiết bị này được hợp tác phát triển bởi UAE và những nhà nghiên cứu từ ĐH Reading của Anh.
Cụ thể, những chiếc máy bay không người lái này được phóng lên không trung để thu thập dữ liệu thời tiết và tác động vào các đám mây dưới dạng điện tích. Sau đó, điện tích sẽ giúp những giọt nước và các hạt khác kết tụ với nhau để tạo thành các đám mây mới và lớn hơn, từ đó giúp tăng cơ hội tạo ra mưa. Khi rơi khỏi đám mây, những giọt nước càng lớn thì càng có nhiều khả năng chạm tới mặt đất.
Cách làm này để gây mưa nhân tạo, giúp UAE giải nhiệt trong tình trạng nắng nóng kéo dài tại quốc gia chỉ nhận được khoảng 10cm lượng mưa mỗi năm.
Dù có thể mang lại không ít hiệu quả nhưng việc tạo mưa nhân tạo bằng kỹ thuật gieo hạt đám mây vẫn còn là gây tranh cãi. Theo một số chuyên gia, việc khuyến khích tạo ra lượng mưa nhiều hơn ở một khu vực nhất định cũng sẽ không đủ để chấm dứt trận hạn hán lớn hoặc tác động đến cuộc khủng hoảng khí hậu tiềm ẩn đang góp phần gây ra tình trạng thiếu nước và thay đổi thời tiết ở rất nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Theo nhà nghiên cứu Katja Friedrich tại ĐH Colorado (Mỹ): “Tôi không nghĩ rằng mưa nhân tạo sẽ giải quyết được vấn đề nhưng nó có thể giúp ích. Tuy nhiên, gieo mưa nhân tạo cần là một phần của kế hoạch lớn hơn có liên quan đến việc giữ gìn nước một cách hiệu quả, thay vì chỉ tập trung vào một thứ”.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, việc thực hiện công nghệ gieo mây cũng có thể gặp khó khăn do trong điều kiện thời tiết thay đổi. Trên thực tế, khoa học xung quanh việc làm mưa nhân tạo vẫn đang được phát triển và với nhiều kết quả khác nhau về tác động thực sự của nó.
Một số chuyên gia cũng quan ngại rằng cần phải nghiên cứu thêm về những hóa chất được sử dụng để kích thích gây mưa, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.