Thứ Ba, ngày 15/02/2022 | 08:16
Hàng loạt chính phủ đang dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát vi-rút SARS-CoV-2 còn sót lại cuối cùng với mong muốn thiết lập lại nhịp sống sau hai năm biến động vì dịch bệnh.
Trường học Pháp thời Covid-19. Ảnh: Le Monde
Hôm 12-2, Pháp bãi bỏ quy định tất cả người nước ngoài đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn phải trình xét nghiệm âm tính khi đến nước này. Ngoài ra, kể từ ngày 16-2, các hộp đêm tại Pháp sẽ được phép mở cửa trở lại với điều kiện người đến phải mang khẩu trang. Các lễ hội âm nhạc ngoài trời hay sử dụng thực phẩm, đồ uống tại sân vận động, rạp chiếu phim hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng sẽ được nối lại bình thường. Các quy định y tế trong trường học cũng sẽ được điều chỉnh lại ngay sau kỳ nghỉ Xuân vào cuối tháng 2-2022.
Trước đó, Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch đã dỡ bỏ hầu hết hạn chế phòng dịch, trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo những hạn chế cuối cùng ở Anh sẽ chấm dứt vào cuối tháng 2. Những động thái trên cho thấy các nước này tin một đợt tăng ca bệnh do mở cửa trở lại sẽ không có khả năng gây sức ép cho hệ thống y tế của họ.
Từ đầu tháng 2, Liên minh châu Âu cho phép người dân chỉ cần có thẻ xanh (tiêm đủ 2 mũi, hoặc đã khỏi bệnh, hay xét nghiệm âm tính) có thể đi lại tự do giữa các nước trong khối mà không cần phải tự cách ly.
Các biện pháp dỡ bỏ hạn chế về Covid-19 cũng có thấy tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hôm 12-2, Nhật Bản thông báo sẽ nới lỏng chính sách kiểm soát biên giới, bắt đầu bằng việc cho nhập cảnh hơn 1.000 người/ngày trong tháng này và nâng dần con số lên hàng ngàn người. Nam Phi, nơi phát hiện biến thể Omicron đầu tiên cũng đã được hủy bỏ các quy định tự cách ly. Một số bang của Mỹ, bao gồm New York - nơi từng là tâm dịch Covid-19 của nước này - đã thông báo kế hoạch dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Với tỷ lệ dân số tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc-xin cơ bản khoảng 65%, tỷ lệ nhập viện trong những tuần gần đây giảm hoặc thấp ở mức ổn định, cùng áp lực ngày càng lớn của việc trở lại cuộc sống bình thường, nhiều bang đã ra quyết định dỡ bỏ một số hạn chế phòng dịch. Ông Phil Murphy, Thống đốc bang New Jersey, Mỹ, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là cố gắng đưa số ca mắc Covid-19 về 0, mà là phải sống chung với dịch bệnh khi chúng ta đang dần chuyển từ giai đoạn đại dịch sang bệnh đặc hữu”. Ngay cả nước Đức vốn chậm rãi cũng đang có kế hoạch dỡ bỏ hạn chế trong tuần này, bất chấp tình hình số ca mắc mới hàng ngày cao kỷ lục.
Trên thực tế, ngoại trừ Trung Quốc là quốc gia đang theo đuổi chiến lược “Không Covid-19”, các quốc gia khó có thể bảo toàn tuyệt đối các biện pháp hạn chế chặt chẽ sau hai năm chúng khiến mọi thứ, từ công việc đến mua sắm và đi lại, bị gián đoạn.
Mặc dù là mọi người ai cũng muốn có một cuộc sống bình thường như thời kỳ trước Covid-19 nhưng động thái dỡ bỏ hạn chế Covid-19 của một số chính phủ vẫn khiến các chuyên gia và nhiều người lo ngại.
Theo tiến sĩ Wafaa El-sadr, chuyên gia về dịch tễ học tại Đại học Columbia của Mỹ, hiện vẫn còn nguy cơ xuất hiện các biến thể Covid-19 mới, kể cả những đại dịch khác. Do đó, các nước cần mở rộng xét nghiệm tại nhà, cải thiện hệ thống thông gió của các tòa nhà công cộng, tăng cường truy vết biến thể và “nâng cấp” vắc-xin, thuốc điều trị.
Theo tiến sĩ Richard Hatchett, người đứng đầu Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh có trụ sở tại Oslo, các nhà chức trách cần phải sẵn sàng đối phó với tương lai khó đoán định của các biến thể mới, khả năng lây nhiễm đột biến sau tiêm vắc-xin và nguy cơ xảy ra các đại dịch trong tương lai.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
15:13 13/05/2025
Góp ý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề xuất 3 nội dung để dự thảo hoàn thiện hơn.
13:13 13/05/2025
(HGO) – Ngày 13-5, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có buổi thăm và kiểm tra thực tế Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang (xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh).
08:28 13/05/2025
(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.
08:24 13/05/2025
(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.