Thứ Sáu, ngày 17/07/2020 | 09:06
Toan tính chính trị và tranh giành quyền lợi đã khiến nhiều quốc gia tham chiến tại Libya.
Libya có nguy cơ trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu.
Libya hiện đang tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. Theo đó, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya được Liên Hiệp Quốc (LHQ) ủng hộ và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đang hoạt động ở thủ đô Tripoli. Trong khi đó, Quân đội Quốc gia Libya của Tướng Khalifa Haftar được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Do tồn tại hai chính quyền với những bất đồng lớn nên Libya lâm vào cảnh nội chiến đẫm máu kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Hai lực lượng đối lập này luôn ra sức lôi kéo thế lực quốc tế hậu thuẫn để tranh giành quyền lực. Đây chính là nguyên nhân chính khiến Libya đang trở thành chiến trường giao tranh giữa các lực lượng cả ở trong và ngoài nước khiến LHQ lo ngại và cho rằng, sự can dự của nước ngoài vào quốc gia Arab này đang ở “mức chưa từng có”.
Trong một phát biểu mới đây trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói: “Thời gian đang không đứng về phía chúng ta tại Libya. Cuộc xung đột tại quốc gia này đã bước sang giai đoạn mới với sự can thiệp của nước ngoài đã đạt đến mức độ chưa từng thấy, bao gồm cả việc cung cấp các loại vũ khí tinh vi và số lượng lính đánh thuê tham gia chiến đấu”.
Thực tế, dù cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thảo luận về vấn đề Libya, nhưng các nước can dự vào quốc gia này vẫn chưa thể thống nhất được một giải pháp cho cuộc xung đột, đồng thời vẫn đổ lỗi cho nhau về những căng thẳng hiện nay. Chính vì thế, theo nhận định của các nhà phân tích, khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ này chưa được phân chia, sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục, đẩy cuộc chiến tại Libya thêm phức tạp.
Trong một động thái liên quan, mới đây các nhà lập pháp trong chính quyền ở miền Đông được lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn đã “bật đèn xanh” để Ai Cập can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia của 2 nước. Động thái này của LNA đang khiến Libya có nguy cơ thành cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu.
Cơ quan lập pháp chính quyền miền Đông Libya cho rằng, Libya và Ai Cập cần phải hợp tác cùng nhau nhằm ngăn chặn hành động tấn công của nước ngoài và bảo vệ an ninh quốc gia chung của hai bên, khi đề cập các hoạt động hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli.
Động thái này được nhận định là sẽ mở đường cho Ai Cập đưa binh sĩ đến Libya bởi tháng trước, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cảnh báo, nước này có thể cử binh sĩ đến Libya sau khi GNA đã đẩy lùi các lực lượng ủng hộ Tướng Haftar khỏi các khu vực xung quanh thủ đô Tripoli. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cho biết: “Các lực lượng vũ trang của chúng tôi có quyền can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia Libya và Ai Cập, nếu cảm thấy mối đe dọa sắp xảy ra đối với an ninh của hai nước chúng ta”.
Ai Cập cũng là nước đưa ra sáng kiến hòa bình Cairo, vạch ra con đường thiết lập một giải pháp chính trị ở Libya và kêu gọi các bên tham chiến ngừng bắn. Đề xuất này được Liên đoàn Arab, Nga, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hoan nghênh, nhưng lại bị GNA và Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã công khai ủng hộ GNA bằng cách đưa các cố vấn quân sự, lực lượng dân quân Syria ủng hộ Ankara, máy bay không người lái và các hệ thống phòng không đến đây để thay đổi tình thế cân bằng trên chiến trường. Ankara và GNA đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự và thỏa thuận về quyền hạn trên biển hồi tháng 11-2019.
Ngoài ra, Qatar, UAE, Pháp, Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác đều trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào chính trường Libya nên càng làm cho tình hình ở quốc gia Bắc Phi này rối ren hơn.
Giới phân tích nhận định, Libya đã và đang trở thành chiến địa để các nhóm xâu xé nhau tranh giành quyền lợi và thực hiện những toan tính của mình. Trong cuộc tranh giành này, Libya sẽ chịu nhiều thiệt thòi và hậu quả nặng nề đều đổ lên đầu những người dân vô tội ở quốc gia Bắc Phi này.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
08:21 25/11/2024
Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.
08:18 25/11/2024
Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
08:18 25/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.
06:00 25/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.