Căng thẳng giữa Qatar và các nước láng giềng: Đâu là giải pháp hạ nhiệt ?

Thứ Năm, ngày 06/07/2017 | 08:17

Căng thẳng giữa Qatar và các nước láng giềng ngày càng thêm trầm trọng khi quốc gia Trung Đông này không đáp ứng yêu sách của các nước Arab để đổi lại dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này.

Một góc thủ đô Doha của Qatar. Nguồn: REUTERS

Theo đó, Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhat (UAE) cáo buộc Qatar ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này hồi tháng 6 rồi. Họ đưa ra danh sách gồm 13 yêu cầu đòi Doha thực hiện bao gồm việc ngừng hỗ trợ cho Anh em Hồi giáo, hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran, đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera và căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này. Tuy nhiên, các biện pháp áp đặt lệnh trừng phạt Qatar của các nước láng giềng chưa thật sự hiệu quả nên từ đó các nước Arab đã gia hạn thời gian trừng phạt. Giáo sư Đại học West Chester thuộc bang Pennsylvania (Mỹ) Lawrence Davidson cho rằng việc gia hạn này cho thấy “Saudi Arabia và các nước đồng minh không biết phải làm gì” và họ không nắm trong tay ưu thế để có thể áp đặt ý muốn của họ lên Doha. Ông nhấn mạnh: “Các quốc gia biết rõ rằng Qatar sẽ bác bỏ các yêu cầu mà họ đưa ra và họ sẽ phải cắt giảm phần nào các yêu cầu này... Đây được xem là động thái cứu lấy thể diện của các nước láng giềng”. PressTV dẫn ý kiến của một nhà phân tích cho biết việc nhóm các quốc gia vùng Vịnh do Arab Saudi dẫn đầu gia hạn thời hạn chót cho Qatar thực hiện các yêu cầu của họ cho thấy các nước này đã thất bại trong việc áp đặt ý muốn của họ đối với Doha.

Về phía Qatar, họ vẫn luôn phủ nhận mọi cáo buộc của các quốc gia láng giềng về việc nước này ủng hộ khủng bố. Mới đây, Ngoại trưởng Qatar đã trao bức thư tay của Tiểu vương Qatar cho Tiểu vương Kuwait, quốc gia đảm nhận vai trò trung gian xoa dịu căng thẳng, trong đó nêu rõ những phản hồi của Doha với những yêu cầu từ các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của bức thư này vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên trước đó, chính vị Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã tuyên bố: “Qatar từ chối nó như là một nguyên tắc. Chúng tôi sẵn sàng tham gia vào việc đưa ra những điều kiện hợp lý hơn để thảo luận thêm”. Ngoại trưởng Qatar Al-Thani cũng đã yêu cầu các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia láng giềng do Arab Saudi đứng đầu dỡ bỏ các hạn chế về việc sử dụng không phận và các đường vận tải khác kết nối với Qatar. Điều này đồng nghĩa với việc Doha không chịu khuất phục trước lệnh cấm vận của các quốc gia láng giềng.

Trước những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Qatar và các nước láng giềng Arab có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh, các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đã lên tiếng kêu gọi nhằm hạ nhiệt mâu thuẫn trên. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Qatar cùng các nước láng giềng giải quyết những khác biệt một cách êm thấm, đồng thời khẳng định tổ chức này sẽ không can thiệp vào tranh chấp giữa các bên. Đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhất, người nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng này, cho rằng cách tốt nhất và duy nhất là các quốc gia liên quan tìm một giải pháp thông qua đối thoại và tham vấn. Trung Quốc sẽ hoan nghênh mọi biện pháp có thể thực hiện để “sửa chữa” những bất cập hiện tại và nối lại quan hệ hữu nghị giữa Qatar và các nước láng giềng.

Mới đây, trả lời tại buổi họp báo chung với người đồng cấp Arab Saudi Abdel al-Jubeir trong khuôn khổ chuyến thăm vùng Vịnh, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng một thỏa thuận xuyên khu vực về ngăn chặn tài trợ “chủ nghĩa khủng bố” sẽ là chìa khóa tháo gỡ tình hình căng thẳng giữa Qatar và các quốc gia Arab láng giềng. Ong Gabriel khẳng định không có quốc gia nào có ý định tài trợ cho khủng bố mà hành động này chủ yếu do các cá nhân thực hiện vì vậy phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn tài trợ cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan và khủng bố trên cấp độ khu vực. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã điện đàm với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shourky để thảo luận về diễn biến tình hình căng thẳng vùng Vịnh cũng như quan hệ song phương.

Giới quan sat nhận định, cho dù quan hệ ngoại giao giữa Qatar và các nước Arab đang gia tăng căng thẳng nhưng cả hai bên đều nhận biết rõ ràng những bất lợi khi cắt đứt mối quan hệ này. Không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn chia rẽ sức mạnh quốc phòng của khối. Cho nên việc đi tìm tiếng nói chung giữa các bên liên quan để hạ nhiệt căng thẳng đã và đang được quốc tế quan tâm hiện nay.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.

Xây dựng 41 cầu giao thông nông thôn

17:52 26/11/2024

(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.