Thứ Tư, ngày 12/07/2017 | 08:26
Mặc dù có quá nhiều giải pháp để hạ nhiệt căng thẳng nhưng đến nay nội chiến ở miền Đông Ukraine vẫn chưa có hồi kết.
Lực lượng binh sĩ Ukraine. Nguồn: Mod DB
Mới đây, Mỹ có kế hoạch sẽ làm việc với nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Pháp, Đức, Ukraine, Nga) nhằm nỗ lực giải quyết tình hình tại khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết: “Trong các cuộc tranh luận của chúng tôi với ban lãnh đạo Nga, tôi đã nhiều lần nói rằng, Nga cần tiến hành những bước đi đầu tiên để giảm leo thang ở miền Đông Ukraine, cụ thể là ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng, tạo điều kiện cho các thanh sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) hoàn thành công việc của họ”. Theo đó, dự kiến lãnh đạo các nước nhóm Bộ tứ Normandy sẽ có một cuộc điện đàm trong tháng 7 này, đồng thời bày tỏ hy vọng có thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh sau cuộc điện đàm.
Trong một động thái liên quan, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine đã và đang bị các bên liên quan vi phạm. Điều này đã gây lo lắng cho các quan sát viên an ninh của châu Âu đang làm nhiệm vụ tại đây vì phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng. Ông Stoltenberg nêu rõ: “Rõ ràng là lệnh ngừng bắn đang không được duy trì và chúng tôi quan ngại trước các mối đe dọa gia tăng nhằm vào các quan sát viên của OSCE”. Tổng Thư ký NATO cũng cam kết liên minh này sẽ hỗ trợ Ukraine, trong bối cảnh Kiev đang phải đối mặt với cuộc nổi dậy đẫm máu do các phần tử ly khai Nga tiến hành ở khu vực miền Đông nước này.
Nội chiến ở Ukraine được cho là khởi đầu từ khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và sau đó nhiều tỉnh ở miền Đông nước này đòi tự trị dẫn đến xung đột với quân đội chính phủ. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Nga ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine nên đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Matxcova từ năm 2014. Phương Tây gắn hiệu lực thực thi các biện pháp trừng phạt với việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk (các bên ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng ra khỏi miền Đông Ukraine). Để trả đũa các lệnh trừng phạt trên, Nga đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ những nước áp đặt biện pháp hạn chế kinh tế đối với Nga. Đồng thời, Matxcova liên tục phản đối và tuyên bố rằng yêu cầu của phương Tây hoàn toàn vô lý, bởi Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine. Nga cũng cảnh báo việc trừng phạt là phản tác dụng.
Mới đây, trong phiên họp thứ 26 Đại hội đồng Nghị viện của OSCE đã thông qua Nghị quyết về “Khôi phục chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Điều này đồng nghĩa với việc các tỉnh miền Đông và cả bán đảo Crimea (đã sáp nhập vào Nga) vẫn thuộc chủ quyền Ukraine mặc dù kể từ tháng 11-2014, chính phủ Ukraine đã chấm dứt chi trả lương cho công chức tại các tỉnh miền Đông. Phía Nga đã kịch liệt phản đối Nghị quyết này. Phó Chủ tịch Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) Peter Tolstoy cho biết, Nga kịch liệt phản đối cách diễn giải “khiếm nhã” liên quan việc Crimea sáp nhập Nga và cho rằng nội dung một số điểm trong Nghị quyết là không thể chấp nhận đối với Nga. Matxcova cũng khẳng định cần phải thực thi các biện pháp hữu hiệu, làm nền tảng để thực thi một lệnh ngừng bắn thực sự trên chiến trường, cũng như đảm bảo việc rút khí tài quân sự ra khỏi khu vực chiến tuyến.
Về vấn đề trên, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres khẳng định sẵn sàng hỗ trợ nhóm Bộ tứ Normandy trong việc giải quyết cuộc xung đột tại khu vực miền Đông Ukraine, đồng thời cam kết sẽ giúp đỡ những người dân phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Thực tế cả phương Mỹ, phương Tây và Nga đều nhận thức rõ áp đặt lệnh trừng phạt lẫn nhau sẽ không hiệu quả mà hệ lụy của nó sẽ gây ra tác hại giữa các bên liên quan, đặc biệt là khó hạ nhiệt căng thẳng ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, một giải pháp hòa bình đang được người dân nơi đây mong chờ. Ngồi lại bàn đàm phán tìm tiếng nói chung giữa các bên liên quan sẽ là giải pháp khả thi hiện nay.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.