Căng thẳng vùng Vịnh: Ai sẽ xuống nước ?

Thứ Hai, ngày 26/06/2017 | 08:05

Ngoại trưởng các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash đã tuyên bố rằng nếu Qatar không chấp nhận “tối hậu thư” mà các nước Arab đưa ra thì “phương án khác là đường ai nấy đi”.

Qatar đang bị cô lập bởi các quốc gia láng giềng “anh em”. Ảnh: Reuters

Gần 3 tuần sau khi bất ngờ cắt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới, phong tỏa và cô lập Qatar, bốn nước Arab Saudi, Bahrain, Ai Cập và các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, thông qua Kuwait đã gửi tối hậu thư 13 điểm tới Qatar với thời gian 10 ngày để thực hiện. Trong số các điều kiện được đưa ra có yêu cầu Qatar đóng cửa hãng truyền thông Al Jazeera, buộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi nước này, cũng như Qatar phải chấm dứt quan hệ với Anh em Hồi giáo. Đây là những điều kiện mà Qatar khó có thể đáp ứng.

Chính phủ Qatar ngày 23-6 cho biết đang xem xét những yêu cầu mà 4 nước láng giềng Arab đưa ra trước đó 1 ngày nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất tại vùng Vịnh hiện nay, song chỉ trích những yêu sách này là phi lý. Trong khi đó Ủy ban nhân quyền quốc gia Qatar ra tuyên bố khẳng định, đây là một sự vi phạm đối với công ước về nhân quyền và vì thế Chính phủ Qatar không nên chấp thuận.

Theo các nhà phân tích, yêu cầu mà 4 nước láng giềng Arab đưa ra chắc chắn sẽ bị phía Qatar bác bỏ, vì nó hoàn toàn đi ngược lại chính sách của nước này. Được gửi kèm một tối hậu thư, bản danh sách chủ yếu đề cập 4 vấn đề chính: yêu cầu Qatar chấm dứt cái mà những nước này coi là “mọi hoạt động tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, giảm quan hệ với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này và cuối cùng là phải chấm dứt mọi hoạt động của kênh tin tức Al Jazeera.

Cảnh báo với Qatar trong trường hợp không thực hiện những yêu cầu này là không rõ ràng, song theo các nhà phân tích, về mặt logic có thể hiểu là những biện pháp cấm vận trên không và trên bộ được triển khai suốt 3 tuần qua sẽ tiếp tục được duy trì. Điều này đã buộc Qatar phải dựa vào đường hàng không để nhận những hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, ngay cả trong trường hợp Qatar chấp nhận những yêu cầu này, cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh vẫn chưa thể được giải quyết. Bởi trong yêu cầu của mình, 4 nước Arab cũng nêu rõ, Qatar sẽ vẫn phải chịu sự giám sát nhằm đảm bảo nước này tôn trọng các cam kết và sự giám sát này chắc chắc sẽ không thể chỉ kéo dài trong ngày một ngày hai. Và điều này là không thể chấp nhận đối với một quốc gia có chủ quyền như Qatar.

Cũng trong ngày 23-6, Qatar đã gửi yêu cầu lên ICAO nhằm buộc các nước Arab láng giềng mở cửa trở lại các hành lang hàng không với nước này. Dự kiến, Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế sẽ tổ chức cuộc họp bất thường về vấn đề này vào ngày 30-6 tới.

Một số nguồn tin cho biết, Qatar có thể yêu cầu Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế một cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước Chicago 1944. Cơ quan về hàng không của Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Montreal (Canada), không đưa ra quy định mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng có ảnh hưởng đối với 191 thành viên thông qua việc đề ra những tiêu chuẩn về an ninh và an toàn hàng không.

Trong một nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng, Liên Hiệp Quốc ngày 23-6 đã đề nghị đứng ra giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Qatar với các nước Arab. Theo người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Eri Kaneko, Liên Hiệp Quốc hy vọng các nước có thể giải quyết tình hình thông qua đối thoại, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ nếu nhận được lời đề nghị của các bên. Bà khẳng định Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục theo dõi tình hình với sự quan tâm sát sao.

Cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer nhấn mạnh Nhà Trắng coi cuộc khủng hoảng sâu sắc này chủ yếu là một vấn đề nội bộ khu vực, đồng thời hối thúc các lãnh đạo khu vực đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Ông cũng bày tỏ Mỹ sẵn sàng giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các nước Arab vùng Vịnh.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...