Thứ Hai, ngày 24/07/2023 | 09:04
Nga đang nóng lên nhanh hơn ít nhất 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới, làm tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vốn chiếm khoảng 65% diện tích lãnh thổ nước này.
Miệng núi lửa Batagaika. Ảnh: SCIENCE
Các nhà khoa học cho biết Nga đang ấm lên nhanh hơn phần còn lại của thế giới ít nhất 2,5 lần, làm tan dần các vùng lãnh nguyên băng giá lâu năm vốn bao phủ khoảng 65% diện tích nước này.
Được mệnh danh là “cổng địa ngục”, hố Batagaika kéo dài 1 km, tạo thành hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới cũng đang tan chảy. Những cảnh quay do máy bay không người lái ghi lại cho thấy, trên miệng núi lửa Batagaika ở vùng Viễn Đông của Nga có một vết nứt rộng trải dài hàng km, hình thành nên hỗ băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới.
Trong video, hai nhà thám hiểm di chuyển qua địa hình không bằng phẳng tại đáy của vết lõm trên miệng núi lửa ở Siberia, nơi người dân địa phương thường gọi là “Cổng vào địa ngục”.
Vết lõm thể hiện rõ với những phần bề mặt không đều và các ụ nhỏ, vốn đã hình thành sau khi cây cối tại đây được dọn sạch vào thập niên 1960 và lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất bắt đầu tan chảy, khiến mặt đất bị lún xuống.
Nhà thám hiểm Erel Struchkov, người đồng thời là một cư dân tại đây này, cho biết: “Điều này bắt đầu vào thập niên 1970. Đầu tiên là một khe núi. Sau đó tan băng dưới sức nóng của những ngày nắng và diện tích băng tan ngày càng mở rộng ra”.
Các nhà khoa học không chắc chắn về tốc độ chính xác mà miệng núi lửa Batagaika đang mở rộng. Tuy nhiên, họ cho rằng đất bên dưới vết sụt sâu khoảng 100 mét ở một số khu vực, chứa một số lượng lớn carbon hữu cơ và sẽ giải phóng lượng carbon này vào khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, qua đó tiếp tục thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh.
Hiện tượng băng tan trên miệng núi lửa Batagaika tuy có thể thu hút khách du lịch, nhưng việc tình trạng này ngày càng mở rộng lại được xem là “một dấu hiệu nguy hiểm.”
Bà Nikita Tananayev, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Băng vĩnh cửu Melnikov ở Yakuts, nói: “Trong tương lai, với nhiệt độ ngày càng tăng và cao hơn áp lực do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy ngày càng có nhiều sự sụt giảm lớn hình thành, cho đến khi tất cả băng vĩnh cửu biến mất”
Hiện tượng tan băng vĩnh cửu đã đe dọa các thành phố và thị trấn tại miền Bắc và Đông Bắc nước Nga. Những con đường không còn bằng phẳng, nhiều cụm cư dân bị chia cắt, trong khi các đường ống dẫn bị phá vỡ.
Các vụ cháy rừng trên quy mô lớn ngày càng dữ dội hơn trong thời gian gần đây và đã khiến vấn đề này trở nên trầm trọng thêm.
Trong khi đó, miền Nam và Đông Âu tiếp tục hứng chịu một đợt nắng nóng mới. Nhiệt độ ở nhiều khu vực của Ý, bao gồm các đảo Sardinia và Sicily, có thể lên tới 48 độ C; còn nhiệt độ cao nhất tại Hy Lạp dự báo là 44 độ C và Tây Ban Nha là 45 độ C…
Thủ phạm đứng sau đợt nắng nóng mới là xoáy nghịch Charon, đang tràn vào châu Âu từ Bắc Phi. Đây là cơn “bão nhiệt” thứ hai tấn công châu Âu trong vòng một tuần qua, sau khi xoáy nghịch Cerberus hoành hành vào tuần trước.
Xoáy nghịch Charon có thể kết thúc vào cuối tháng 7 song châu Âu chưa “thoát nạn”. Hãng tin AP dẫn thông tin từ Đài quan sát Hạn hán châu Âu (EDO) cho biết 42% diện tích đất của Liên minh châu Âu (EU) đang chống chọi với hạn nặng.
Các vùng quanh biển Baltic, Đức, Ireland, Anh và Scandinavia đang thiếu mưa trầm trọng, đe dọa vụ hè.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
09:15 22/11/2024
(HG) - Chiều ngày 21-11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức buổi Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
09:14 22/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.