Thứ Hai, ngày 20/12/2021 | 08:08
Nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron cao gấp 5 lần so với biến thể Delta và không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể này có thể gây bệnh nhẹ hơn so với Delta.
Đây là kết quả nghiên cứu mà Đại học Hoàng gia London (ICL) vừa công bố trong bối cảnh số ca nhiễm mới đang gia tăng trên khắp châu Âu có thể khiến các lễ hội cuối năm phải hủy bỏ.
ICL đã phân tích dữ liệu của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) và Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) đối với 330.000 người có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với virus SARS-CoV-2 ở vùng England từ 29-11 đến 11-12, trong đó có 122.062 ca nhiễm Delta và 1.846 ca nhiễm Omicron.
Kết quả cho thấy nguy cơ nhập viện và các triệu chứng biểu hiện của Omicron không khác nhiều so với Delta, mặt dù dữ liệu nhập viện vẫn còn rất hạn chế. Thậm chí, Omicron có thể gây tái nhiễm cao gấp 5,4 lần so với Delta. Theo ICL, tỷ lệ những người từng mắc Covid-19 có thể tránh được nguy cơ tái nhiễm Omicron là dưới 19%, song nghiên cứu này chưa được thẩm định.
Theo nghiên cứu công bố ngày 17-12, việc từng mắc Covid-19 có thể chỉ mang lại 19% khả năng bảo vệ chống lại biến thể Omicron. Con số này tương đương với hiệu quả mà 2 mũi vắc-xin Covid-19 mang lại trước Omicron, tức khoảng 20%. Trong khi đó, mũi vắc-xin tăng cường sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn, ước tính ngăn chặn được khoảng 55% đến 80% các trường hợp có triệu chứng.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Hoàng gia London đã phân tích toàn bộ các mẫu xét nghiệm PCR dương tính với Covid-19 ở Anh trong giai đoạn 29-11 đến 11-12. Vì vậy, đây là cuộc nghiên cứu rộng rãi nhất từ trước đến nay về khả năng chống lại hệ miễn dịch của biến thể Omicron.
Giáo sư Neil Ferguson, Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về việc Omicron có thể tránh được khả năng miễn dịch trước đó do đã lây nhiễm hoặc đã tiêm phòng. Theo ông, khả năng “né tránh” miễn dịch này cho thấy Omicron có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với cộng đồng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Clive Dix, cựu Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm vắc-xin của Vương quốc Anh, cho rằng kết luận này được đưa ra dựa trên các giả định về Omicron, song vẫn chưa có đủ dữ liệu, ví dụ như vẫn chưa rõ phản ứng miễn dịch tế bào, vốn có thể đang thúc đẩy hiệu quả của vắc-xin. Bên cạnh đó, một số kết luận của nghiên cứu khác với dữ liệu thu được từ Nam Phi - vốn cho thấy vaccine có thể chống lại bệnh nặng và tử vong.
Tiến sĩ Clive Dix nêu rõ, có quá nhiều sự không chắc chắn trong các đánh giá mô hình này và chỉ có thể tin tưởng hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm tăng cường trước sự tấn công của Omicron khi có thêm 1 tháng dữ liệu thực tế về số bệnh nhân phải điều trị tích cực và tử vong.
Một câu hỏi mở khác là sự bảo vệ được cung cấp bởi liều tăng cường sẽ giữ tác dụng được bao lâu trước biến thể mới. Trong trường hợp xấu nhất, với hiệu quả giảm đi nhanh chóng sau hai liều đầu tiên, liều tăng cường có thể ngăn chặn 4/5 số ca nhập viện trong hai tháng sau khi được tiêm, theo nghiên cứu thứ 2 của Trường Đại học Hoàng gia London.
Ông Azra Ghani, giáo sư tại trường, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ về một chiến lược dài hạn, ví dụ như loại vắc-xin có thể hiệu quả đối với nhiều biến thể.
Cũng theo nhóm nghiên cứu này, tỷ lệ mắc biến thể Omicron trong số tất cả các trường hợp mắc bệnh Covid-19 có lẽ đã tăng gấp đôi sau mỗi hai ngày kể từ ngày 11-12. Ước tính rằng mỗi người bị nhiễm biến thể này đã lây bệnh cho hơn ba người khác.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:55 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.
05:37 27/06/2025
Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.
08:24 26/06/2025
Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
05:52 25/06/2025
Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.
06:20 24/06/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.
07:02 22/06/2025
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.
06:38 20/06/2025
Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.
07:28 19/06/2025
Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.
09:09 18/06/2025
Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
06:46 17/06/2025
Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...