Thứ Hai, ngày 29/08/2022 | 08:01
Theo báo cáo dịch tễ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuần qua toàn cầu có hơn 5,3 triệu ca Covid-19 mới và 14.310 ca tử vong. Như vậy, số ca mắc mới giảm 9%, số ca tử vong giảm 15% so với tuần trước.
Người dân Hàn Quốc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời. Ảnh: TTXVN
5/6 khu vực của WHO có số ca mới giảm từ 13-25% so với tuần trước, riêng Tây Thái Bình Dương - là khu vực có Việt Nam - tăng 2%. Tuy chỉ tăng nhẹ nhưng cộng dồn với đà tăng sẵn có nhiều tuần nay, khu vực này vẫn có số ca mới chiếm tới 53% số ca toàn cầu (gần 2,8 triệu ca), ca tử vong tăng 8% (3.424 ca).
Riêng Trung Quốc, tình hình Covid-19 còn phức tạp ngay giữa giai đoạn một nửa đất nước chìm trong nắng hạn. Đài CNN mô tả TP.Trùng Khánh “quay cuồng” trong nỗ lực xét nghiệm 10 triệu dân ở các quận trung tâm, làm người dân phải xếp hàng dài trong cái nóng trên 40 độ C. Những người không xét nghiệm sẽ không được dự các sự kiện đông người, hội họp hoặc tham gia hoạt động kinh doanh, thậm chí không thể đến nơi công cộng đông người.
Để bảo đảm người dân thực hiện nghĩa vụ xét nghiệm, chính quyền chuyển tất cả mã y tế trên phần mềm điện thoại của họ sang màu cam. Mã chỉ chuyển xanh sau khi họ hoàn thành xét nghiệm. Thành phố này báo cáo 40 ca Covid-19 mới vào hôm 24-8, khiến hơn 3.800 điểm xét nghiệm lưu động được thiết lập.
Trên mạng xã hội, người dân Trùng Khánh phàn nàn về tình trạng khói lan vào tận nhà họ. Từ ngày 18-8, cháy rừng xảy ra ở nhiều huyện xung quanh Trùng Khánh. Để đối phó với cả dịch bệnh và nhu cầu nới lỏng các hạn chế kiểm dịch nhằm khôi phục kinh tế, hầu hết quốc gia Tây Thái Bình Dương lựa chọn biện pháp đẩy mạnh tiêm chủng tăng cường. Hàn Quốc, một trong những nước triển khai mũi tăng cường thứ 2 (mũi 4) sớm nhất cho người trên 60 tuổi và người có bệnh nền/suy giảm miễn dịch hồi cuối tháng 4, đã mở rộng đối tượng được tiêm mũi này cho những người trên 50 tuổi kể từ cuối tháng 7.
Hàn Quốc và Trung Quốc cũng bị WHO “điểm danh” vì số ca mắc mới cao (lần lượt là 884.373 ca và 172.424 ca); Australia và Philippines có số tử vong cao thứ 2 và 3 khu vực (490 ca và 441 ca), trong đó số ca tử vong của Philippines đã tăng vọt tới 305% so với tuần lễ trước.
Nhật Bản và Philippines đều triển khai tiêm mũi tăng cường vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, chiến dịch vẫn chưa như mong đợi ở một số nơi. Theo báo chí Philippines, thống kê cuối tháng 7 cho thấy 71,4 triệu người ở nước này đã tiêm 2 mũi cơ bản nhưng chỉ 15,7 triệu người đã tiêm mũi tăng cường thứ nhất và chỉ 1,1 triệu người là đối tượng nguy cơ cao/nhân viên y tế được tiêm mũi tăng cường thứ 2.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, 1 triệu người đã tử vong vì Covid-19. Dù con số trên chỉ bằng chưa đến 1/6 so với gần 6,45 triệu người chết được báo cáo lên WHO kể từ đầu đại dịch, điều này vẫn rất đáng chú ý vì hiện con người đã có đủ các biện pháp để giảm nguy cơ tử vong sau khi nhiễm SARS-CoV-2.
Các chuyên gia từng dự báo rằng đầu năm 2022, các nước sẽ sớm kết thúc tình trạng khẩn cấp và chuyển sang xem Covid-19 là bệnh đặc hữu, theo Reuters. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron và các dòng phụ của nó đã khiến thế giới phải thất vọng. Hiện biến thể Omicron vẫn chiếm 99% các mẫu được giải trình tự gien trên toàn cầu trong 30 ngày qua. Trong đó, 74% ca bệnh do dòng phụ BA.5 của Omicron gây ra.
Sự lây lan nhanh chóng của BA.5 khiến nhiều quốc gia cảnh báo về làn sóng lây nhiễm mới trong mùa Đông sắp tới. Đài DW đưa tin nội các Đức ngày 24-8 đã thông qua một loạt các hạn chế mới để chống dịch vào mùa Thu, mùa Đông. The Strait Times cũng dẫn lời Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung ngày 24-8 kêu gọi người dân chuẩn bị đối mặt với đợt lây nhiễm vào cuối năm.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
07:51 14/05/2025
Trong bối cảnh giá điện biến động và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) không còn là xu hướng, mà đã trở thành giải pháp tất yếu giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí - chủ động nguồn điện - bảo vệ môi trường.
07:12 14/05/2025
(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.
06:03 14/05/2025
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
06:01 14/05/2025
Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.