Thứ Năm, ngày 13/05/2021 | 06:18
Đa số các quốc gia đều nghèo, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế nên nguy cơ châu Phi rơi vào thảm kịch từ dịch Covid-19 là rất lớn.
Châu Phi lo nguy cơ rơi vào thảm kịch Covid-19 như Ấn Độ vì thiếu vắc-xin. Ảnh: KT
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, ông John Nkengasong, bày tỏ lo ngại nhiều quốc gia ở châu lục này sẽ lâm vào cảnh nguy cơ thiếu vắc-xin do tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ ngày một phức tạp hơn.
Theo giới chuyên gia, Ấn Độ được mệnh danh là “hiệu thuốc của thế giới”, đồng thời cung cấp nguồn vắc-xin AstraZeneca lớn nhất cho chương trình COVAX - một sáng kiến do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng nhằm phân phối vắc-xin cho các nước nghèo. Trong khi đó, châu Phi là khu vực đang phụ thuộc phần lớn nguồn vắc-xin ngừa Covid-19 từ cơ chế này. Tuy nhiên, hiện quốc gia 1,3 tỉ dân này đã ghi nhận hơn 22 triệu cas mắc Covid-19, với trên 400.000 cas nhiễm mới và 250.000 cas tử vong mỗi ngày nên khó có thể đủ nguồn vắc-xin cung cấp cho chương trình COVAX.
Đối phó với làn sóng dịch bệnh trong nước, cuối tháng 3 vừa qua, sau khi xuất khẩu hơn 60 triệu liều vắc-xin AstraZeneca, Ấn Độ bất ngờ thông báo ngừng cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 cho nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn cung vắc-xin cho các châu Phi sẽ thiếu hụt trong dài hạn và chính phủ các nước này có lý do để lo ngại. Bộ trưởng y tế các nước thành viên Liên minh châu Phi (AU) đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến khẩn cấp để thảo luận về tình trạng thiếu hụt vắc-xin.
Trong một động thái liên quan, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chuyên gia nghiên cứu về vi-rút người Cameroon, ông John Nkengasong bày tỏ quan ngại: “Chúng tôi đang hy vọng rằng sẽ nhận được nguồn cung vắc-xin liên tục từ Ấn Độ thông qua cơ chế COVAX, nhưng trước tình hình nghiêm trọng tại Ấn Độ, chúng tôi không kỳ vọng sẽ sớm nhận được nguồn vắc-xin tại quốc gia này”.
Trong số tất cả các lục địa, cho đến nay, châu Phi là khu vực chịu tác động ít nhất của đại dịch Covid-19, với hơn 4,6 triệu cas mắc, trong đó hơn 124.000 cas tử vong. Tuy nhiên, một lục địa với rất nhiều thành phố quá tải về dân số, trong đó các khu ổ chuột vốn được coi là “nơi sinh sản của vi-rút” và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém - những yếu tố tương đồng như Ấn Độ, kịch bản khủng hoảng dịch bệnh và y tế là khó tránh khỏi.
Theo WHO, cho đến nay, châu Phi mới nhận được 19,6 triệu liều vắc-xin (tương đương 8 liều/1.000 người) và chỉ chiếm khoảng 2% tổng số vắc-xin toàn cầu, trong khi 80% số vắc-xin toàn cầu đến các nước giàu. Thiếu phương tiện để sản xuất hàng loạt vắc-xin của riêng mình, cho đến nay, các nước châu Phi chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX hoặc thị trường mở.
Nhóm đặc nhiệm thu mua vắc-xin của Liên minh châu Phi (AVATT) hy vọng sẽ mua được một số vắc-xin thông qua chương trình của riêng mình vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới. Tuy nhiên cho dù có mua được vắc-xin, các quốc gia châu Phi vẫn trễ thời gian tiêm mũi 2 theo yêu cầu. Điều này vô hình trung sẽ làm giảm hiệu quả miễn dịch cần thiết từ vắc-xin nên khó ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm.
Trong một phản ứng liên quan, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cảnh báo, nạn “phân biệt chủng tộc bằng vắc-xin” có thể xảy ra nếu các quốc gia giàu có nỗ lực tích trữ vắc-xin phòng Covid-19 cho riêng mình. Ông Ramaphosa kêu gọi người dân Nam Phi ủng hộ việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa Covid-19, đồng thời nhấn mạnh vắc-xin nên là “một sản phẩm chung toàn cầu”.
Hồi cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ủng hộ đề xuất trên, mặc dù phải mất nhiều tháng để có thể đạt được các thỏa thuận.
Từ những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã làm cho châu Phi đứng trước nguy cơ vỡ trận vì Covid-19 càng cao hơn.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.