Thứ Tư, ngày 15/01/2025 | 08:37
Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng kỷ lục khiến nhiều quốc gia quan ngại sẽ có cuộc chạy đua vũ trang ngầm.
Dưới sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây, Israel có thể sẽ mở các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân Iran trong năm 2025. Nguồn: The Australian
Báo cáo từ Viện Nghiên cứu kế hoạch và phát triển công nghệ quốc phòng Hàn Quốc công bố mới đây cho thấy, tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 lên tới con số kỷ lục mới, 2.443 tỉ USD, đánh dấu năm thứ 9 tăng liên tiếp và tăng hơn 200 tỉ USD so với năm trước đó.
Mỹ là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất toàn cầu (chiếm 37%) với khoản chi lên tới 916 tỉ USD. Top các nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới còn có Trung Quốc (296 tỉ USD), Nga (109 tỉ USD), Ấn Độ (83,6 tỉ USD). Nhật Bản đứng thứ 10 với 50,2 tỉ USD và tiếp sau là Hàn Quốc (47,9 tỉ USD).
Hàn Quốc đã duy trì mức chi tiêu quốc phòng 2,8% GDP kể từ năm 2020, đánh dấu xu hướng tăng đều đặn từ 2,5% GDP vào năm 2014. Chính sách này nhằm đối phó với tình hình an ninh khu vực phức tạp, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài và căng thẳng tại Trung Đông gia tăng.
Tỷ lệ chi tiêu quốc phòng so với GDP của Hàn Quốc cao hơn hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vượt qua Đài Loan (Trung Quốc), Australia (1,9%), Trung Quốc (1,7%) và Nhật Bản (1,2%). Tỷ lệ này cũng vượt nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Đức và Canada, chỉ thấp hơn Mỹ (3,4%), Anh (2,3%) và Pháp (2,1%).
Chi tiêu quốc phòng toàn cầu đang tăng mạnh khi các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thành viên NATO, tái đánh giá ngân sách quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng lớn.
Trong khi đó, do xung đột kéo dài, hiện Ukraine đã chi tới 36,65% GDP cho quốc phòng - mức cao nhất toàn cầu.
Biện minh cho vấn đề này, các quốc gia trong cuộc cho rằng, chi tiêu ngân sách quốc phòng tăng để đủ tiềm lực quân sự đối phó với những diễn biến phức tạp toàn cầu, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia dựa vào cớ này để ngang nhiên dùng vũ lực tấn công những quốc gia khác. Từ đó, hình thành cuộc đua vũ trang “ngầm” đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Đáng quan ngại là cuộc đua “ngầm” này ẩn chứa nhiều nguy hiểm như: chạy đua phát triển phương tiện, vũ khí hiện đại, trong đó có cả vũ khí hạt nhân với quy mô hủy diệt lớn khiến cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án.
Giới quan sát nhận định, những điểm “nóng” xung đột trên thế giới hiện nay vẫn chưa có hồi kết cũng vì những cuộc đua trên. Điển hình như xung đột Nga - Ukraine mặc dù tiêu tốn nhiều tiền bạc, huy động cả vũ khí hiện đại nhất hiện nay (trừ vũ khí hạt nhân) nhưng vẫn chưa phân định thắng thua. Điều dễ nhận thấy, cho đến nay cả hai phía chưa tìm được tiếng nói chung cho hòa đàm. Hay cuộc chiến ở Trung Đông giữa Israel (có hậu thuẫn của Mỹ) và bên kia gồm các lực như Houthi, Hamas, Hezbollah, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có mặt ở nhiều quốc gia như Palestine, Lebanon, Syria (có hậu thuẫn của Iran) cũng tiêu tốn không ít tiền của, nhân lực. Và cũng giống như xung đột Nga - Ukraine, cuộc chiến ở Trung Đông vẫn mờ mịt chưa có lối thoát.
Trong một động thái liên quan, cả Nga lẫn Mỹ đều ngầm hủy bỏ Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm xa (INF) bằng việc sản xuất và thử nghiệm nhiều loại vũ khí cấm trong hiệp ước này. Mỹ và Liên Xô đã ký Hiệp ước INF năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.
Động thái của hai cường quốc hạt nhân đã phát đi tín hiệu xấu khiến nhiều quốc gia “ngầm” chạy đua vũ trang trong đó có sản xuất vũ khí hạt nhân. Loại vũ khí hủy diệt này đã bị nhân loại lên án và Liên Hiệp Quốc cấm sản xuất. Đây sẽ là hiểm họa tiềm ẩn chiến tranh hủy diệt trong tương lai, khiến nhân loại toàn cầu hoang mang, lo lắng. Cần sớm có giải pháp ngăn chặn đó là mong muốn của những người yêu chuộng hòa bình.
HN tổng hợp
08:41 14/01/2025
Lực lượng cứu hỏa Mỹ đang tận dụng khoảng thời gian gió lặng để nhanh chóng khống chế đám cháy trước khi “bão nhiệt” ở thành phố này có cơ hội bùng phát trở lại.
06:02 13/01/2025
Giá dầu thô tăng vọt ngay trong ngày 10-1 (giờ Mỹ), cũng là ngày chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố gói trừng phạt “toàn diện” nhằm vào ngành năng lượng Nga.
08:30 10/01/2025
Làn sóng bạo lực do RSF ở Sudan gây ra cứ gia tăng theo thời gian đã dấy lên quan ngại lực lượng đối lập này phạm tội diệt chủng.
08:43 09/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ như thế nào khi ông đang đối mặt với nhiều khó khăn cùng lúc ?
09:00 08/01/2025
Thời gian gần đây, IS lại gây ra nhiều vụ khủng bố khiến các quốc gia liên quan lo lắng lực lượng này đang trỗi dậy.
07:09 07/01/2025
Vi-rút Human Metapneumovirus (HMPV) giống Covid-19 lây kéo dài ở Trung Quốc khi chưa có thuốc điều trị.
09:19 06/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một cuộc họp an ninh quan trọng để bàn về phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran nếu nước này sở hữu vũ khí hạt nhân trước ngày chuyển giao tại Nhà Trắng.
19:06 02/01/2025
Năm 2024, số người tị nạn trên toàn thế giới đã vượt năm trước với những lý do đáng quan ngại.
07:58 02/01/2025
Mặc dù là quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới nhưng tỷ lệ người vô gia cư tại Mỹ lại chiếm hơn 18%. Con số cao kỷ lục này đã khiến nhiều người quan ngại.
19:03 30/12/2024
Một câu hỏi được đặt ra là nếu việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, đâu sẽ là những bên được, bên mất ?
14:35 15/01/2025
(HGO) – Ngày 15 - 1, tại huyện Châu Thành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức họp mặt 250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
09:38 15/01/2025
(HG) - Đó là nhấn mạnh của Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 689 ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống,
08:50 15/01/2025
(HG) - Những ngày gần đây, người dân lưu thông trên Quốc lộ 61 đoạn giao cắt với tuyến Đường tỉnh 929, huyện Phụng Hiệp liên tục phản ánh tình trạng bụi mịt mù gây cản trở tầm nhìn và ô nhiễm môi trường
08:48 15/01/2025
Nhu cầu sử dụng điện được dự báo sẽ tăng cao để phục vụ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, giải trí dịp Tết Nguyên đán. Trước tình hình này, ngành điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cam kết đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.