Chống biến đổi khí hậu - Hành động khẩn cấp năm 2022

Thứ Tư, ngày 05/01/2022 | 08:08

Chống biến đổi khí hậu bằng những việc làm thiết thực đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm trong năm 2022 này.

Có 7 mục tiêu khẩn cấp về môi trường mà các nhà hoạt động hy vọng thế giới có thể đạt được trong năm 2022. Ảnh minh họa: Medium

Theo đó, có 7 mục tiêu khẩn cấp về môi trường mà các nhà hoạt động hy vọng thế giới có thể đạt được trong năm 2022 như cắt giảm phát thải khí nhà kính, huy động tài chính khí hậu, tạo quỹ tổn thất và thiệt hại, cắt giảm khí metan, kết thúc trợ cấp nhiêu liệu hóa thạch, ngừng phê duyệt các dự án nhiên liệu hóa thạch mới, cắt giảm khí mê tan, đầu tư vào bảo tồn và phục hồi là những mục tiêu khẩn cấp về khí hậu mà các chuyên gia môi trường mong muốn thế giới có thể đạt được trong năm 2022.

Điều này đã được các nhà hoạt động môi trường đặt nhiều hy vọng vào năm 2021, với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, năm qua hầu hết các nước thành lập liên minh và thực hiện cam kết đều không đáp ứng được thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu, từ chối thực hiện những cam kết cơ bản nhất như huy động tài chính về khí hậu cho các nước có thu nhập thấp.

Ngoài ra, năm 2021 toàn cầu phải đối mặt với tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại cho nhiều nước trên thế giới và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng trở lại mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Với tình hình này, thế giới có thể sẽ không đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C như đã đặt ra trong Thỏa thuận Paris và đối mặt với các tình trạng nguy hiểm như băng vĩnh cửu tan, hệ sinh thái rừng sụp đổ, những điều có thể tạo ra thảm họa môi trường trong vòng vài thập kỷ tới.

Theo góc độ khoa học, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu rất đơn giản với việc các quốc gia chỉ cần ngừng thải khí nhà kính vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, do nhiều lý do về chính trị và kinh tế, các nước vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về mặt khoa học.

Thực tế, hiện đã có hàng trăm quốc gia đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng phần lớn các kế hoạch vẫn sơ sài. Điều này có thể khiến thế giới đối mặt với sự ấm lên toàn cầu đang trên đà chạm ngưỡng 2,7 độ C vào năm 2050. Trong đó, đáng lưu ý là những cải thiện lớn nhất cần đến từ các nước phát thải cao như Mỹ, Australia, Nga, Brazil và Trung Quốc.

Muốn cải thiện được việc phát thải khí nhà kính điều kiện đầu tiên là kinh phí. Từ năm 2009, các nước thu nhập cao đã cam kết sẽ cung cấp 100 tỉ USD tài chính khí hậu hàng năm cho đến năm 2020 để giúp các nước thu nhập thấp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho đến nay, các quốc gia thu nhập cao vẫn chưa thực hiện được cam kết này. Ngoài ra, chi phí thực tế cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu hàng năm cao hơn dự toán 100 tỉ USD, bởi vậy ngay cả khi đạt được cam kết, số tiền này cũng sẽ không đủ bù vào khoảng chênh lệch trên.

Do vậy, muốn đạt được Thỏa thuận Paris, năm 2022 này, các quốc gia có thu nhập cao phải thực hiện cam kết tài chính khí hậu ban đầu và sau đó vượt ra ngoài cam kết để đảm bảo tất cả các nước trên toàn cầu có thể ứng phó với biến đổi khí hậu. Nguồn tài trợ này cũng nên thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để tránh việc các nước thu nhập thấp có thêm các khoản nợ.

Một vấn đề khác cũng khá “nóng” hiện nay là chi phí phục hồi sau biến đổi khí hậu đang tăng lên khi cháy rừng, bão lớn và hạn hán ngày càng khắc nghiệt hơn. Do đó, các quốc gia cần huy động quỹ cho “tổn thất và thiệt hại”. Các quỹ này cần được phân phối toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia.

Mặt khác, cần thực hiện đồng bộ việc ngừng triệt để phê duyệt các dự án nhiên liệu hóa thạch mới, cắt giảm khí mê tan, đầu tư vào bảo tồn và phục hồi cần được các quốc gia trên thế giới nghiêm túc thực hiện. Có như vậy tình trạng biến đổi mới mong được cải thiện đưa Trái đất trở lại Hành tinh xanh an toàn thân thiện với con người.

Tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu (COP 26), gần 200 quốc gia đã đồng ý thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow, Anh. Thỏa thuận này có thể đem lại hy vọng cho quốc tế về việc ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu, mở ra triển vọng khả quan cho những hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu từ năm 2022 này.                                                             

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:00 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.