Thứ Sáu, ngày 17/05/2024 | 05:57
Khoảng 2,4 tỉ người, tương đương 30% dân số toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng đang là nỗi lo của nhân loại.
Người dân tại Somalia đang phải đối mặt với nạn đói thảm khốc. Ảnh: AP
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng báo động trên là do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… gây ra. Châu Phi là châu lục có tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng, tiếp sau đó là Trung Đông, một số quốc gia châu Á và châu Mỹ Latinh.
Đáng quan ngại là kể từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra tình trạng mất an ninh lương thực càng diễn ra gay gắt hơn khi nguồn lương thực của 2 quốc gia này hạn chế xuất khẩu ra thế giới. Tình trạng mất an ninh lương thực càng trầm trọng hơn khi giao tranh giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza ngày càng ác liệt khiến hàng chục ngàn người lâm vào cảnh thiếu đói nhưng hàng cứu trợ không đến được với người cần.
Mới đây, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cảnh báo hơn 7 triệu/11 triệu người ở Nam Sudan có nguy cơ mất an ninh lương thực trầm trọng vào tháng 7 tới. Trong đó, có 79.000 người ở mức thảm khốc, tương đương với nạn đói.
Theo báo cáo, hiện toàn cầu có tới 828 triệu người bị đói vào năm 2021, tăng gần 46 triệu người kể từ năm 2020 và 150 triệu người kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 45 quốc gia đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp từ bên ngoài, trong đó có 33 quốc gia ở châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 2 quốc gia châu Mỹ Latinh - Caribbean và 1 quốc gia châu Âu.
Thực tế, tình trạng mất an ninh lương thực kéo dài sẽ dẫn đến nạn đói có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.
Ước tính có khoảng 32% phụ nữ trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, so với 28% nam giới. Khoảng cách giới trong an ninh lương thực và dinh dưỡng chỉ ngày càng gia tăng kể từ năm 2020.
Tình trạng này càng trầm trọng hơn ở trẻ em. Do suy dinh dưỡng, khoảng 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, làm tăng nguy cơ tử vong lên tới 12 lần. Ngoài ra, 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chậm tăng trưởng và phát triển thấp còi do thiếu dinh dưỡng mãn tính.
Ngoài ra, đói và mất an ninh lương thực cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc. Mất an ninh lương thực dẫn đến gia tăng căng thẳng, tăng huyết áp, trầm cảm, lo lắng và xung đột. Thiếu dinh dưỡng chất lượng có thể cản trở khả năng học tập và tiềm năng tương lai của trẻ, cũng như kéo dài chu kỳ này.
Những số liệu thống kê này nhấn mạnh sự cần thiết phải có những nỗ lực toàn diện để giải quyết các thách thức về dinh dưỡng và an ninh lương thực toàn cầu. Trong khi đó, nguồn vận động hỗ trợ cho người nghèo của LHQ vẫn còn hạn chế so với nhu cầu hiện nay.
Bên cạnh đó, có một thực tế đáng buồn là hiện nay lãng phí lương thực toàn cầu quá lớn cũng là nguyên nhân khiến khủng hoảng lương thực và nạn đói gia tăng. Theo đó, gần 1/5 lượng thực phẩm được sản xuất trong năm 2022, tương đương với hơn 1 tỉ tấn đã bị lãng phí trên toàn cầu. Tỷ lệ thực phẩm bị vứt bỏ tại các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, căn tin và khách sạn chiếm 28% tổng lượng thực phẩm bị lãng phí. Các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng thịt, rau củ 12% và hộ gia đình là lớn nhất với 60%. Lượng thực phẩm này trị giá hơn 1.000 tỉ USD.
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho biết, tính trung bình, mỗi người bỏ phí 79kg thực phẩm mỗi năm. Con số này nếu được tận dụng chia đều cho gần 30% dân số toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực thì chắc chắn sẽ không còn tình trạng đói.
Về mặt lý thuyết là vậy, tuy nhiên thực tiễn không thể thực hiện vì nhiều lý do khác nhau nên bài toán khó mất an ninh lương thực vẫn chưa có lời giải.
HN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
21:07 22/11/2024
(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
21:01 22/11/2024
(HGO) - Tại sân vận động huyện Vị Thủy đã diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nam U19 tỉnh Hậu Giang năm 2024.
20:28 22/11/2024
Chiều tối ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh,
18:51 22/11/2024
(HG) - Chiều ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (cao tốc trục ngang), đoạn qua địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.