Chủ Nhật, ngày 03/11/2019 | 11:56
Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát hôm 31-10 tiến hành cuộc bỏ phiếu lịch sử về nghị quyết chính thức hóa các bước đi tiếp theo trong cuộc điều tra luận tội nhằm vào Tổng thống Donald Trump.
Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện hôm 31-10. Ảnh: Reuters
Với 232 phiếu thuận và 196 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết trên, qua đó mở đường cho các cuộc điều trần công khai liên quan đến cuộc điều tra luận tội.
Với kết quả trên, Ủy ban Tình báo Hạ viện sẽ tiến hành các cuộc điều trần công khai, được đảng Dân chủ kỳ vọng sẽ giúp cử tri thấy rõ ông Trump đã lạm quyền ra sao khi gây sức ép lên chính phủ Ukraine để giúp ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào năm 2020. Ông Trump đã bác bỏ cáo buộc này.
Nghị quyết trên không đưa ra thời gian biểu cho các cuộc điều trần công khai hoặc thông tin về những nhân chứng nào sẽ được gọi ra điều trần. Tuy nhiên, một số thành viên các Ủy ban Tình báo, Ủy ban Giám sát và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện - hiện phụ trách cuộc điều tra - cho biết tiến trình điều trần công khai có thể bắt đầu trong vòng 3 tuần nữa.
Đảng Dân chủ cho rằng đã có đủ bằng chứng để luận tội ông Trump, trong đó có cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 25-7. Nội dung cuộc điện đàm này cho thấy ông Trump đã nêu khả năng Kiev điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông ta, Hunter Biden.
Trong một loạt cuộc điều trần kín thời gian qua, các nhân chứng đã củng cố thêm thông tin Mỹ hoãn viện trợ quân sự vào thời điểm các quan chức chính quyền ông Trump tìm kiếm cam kết của Ukraine đối với một cuộc điều tra như thế.
Trước thềm cuộc bỏ phiếu trên, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang có quan điểm trái ngược nhau về ông Trump. Một bên cho rằng những hành động của ông chủ Nhà Trắng đáng bị điều tra. Bên còn lại khẳng định nhà lãnh đạo Mỹ không làm gì sai.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi lâu nay bác bỏ đòi hỏi của đảng Cộng hòa về việc tiến hành cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về việc chính thức cho phép mở cuộc điều tra luận tội ông Trump, lấy lý do điều này không cần thiết.
Ở chiều ngược lại, Nhà Trắng từ chối hợp tác với cuộc điều tra, lấy lý do các cuộc điều trần diễn ra trong phòng kín và đội ngũ của ông Trump không thể gọi được nhân chứng của riêng mình ra điều trần.
Kết quả cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện đã cho thấy sự chia rẽ đảng phái sâu sắc khi không có hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ. Đáng chú ý, có hai hạ nghị sĩ Dân chủ đã đứng về phe Cộng hòa bỏ phiếu chống lại nghị quyết và 1 hạ nghị sĩ độc lập đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết điều tra luận tội.
Theo kết quả của cuộc khảo sát do tờ Washington Post và ABC News tiến hành, 49% người dân Mỹ được hỏi cho rằng Tổng thống đáng bị luận tội và phế truất trong khi đó số người phản đối điều này là 47%.
Hiện đảng Cộng hòa nắm giữ 53 ghế tại Thượng viện. Dù cho Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát có luận tội ông Donald Trump, ông vẫn sẽ không bị phế truất trừ khi có đủ 67 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông. Điều này có nghĩa rằng, phe Dân chủ cần phải lôi kéo được ít nhất 20 thượng nghị sĩ phe Cộng hòa kết hợp với 47 nghị sĩ của họ mới có thể khiến ông Donald Trump bị phế truất. Một con số được xem là đáng chú ý nhất trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện vừa qua chính là không có nghị sĩ đảng Cộng hòa nào bỏ phiếu thông qua nghị quyết thúc đẩy việc luận tội ông Donald Trump.
Đây được xem là một chiến thắng với ông Donald Trump, người đã ra sức vận động để giữ cho nội bộ đảng đoàn kết giữa “cơn lốc” luận tội của phe Dân chủ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, nhiều khả năng vẫn có một số thành viên đảng Cộng hòa quay sang ủng hộ nỗ lực của phe Dân chủ vào ngày luận tội.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.