Thứ Tư, ngày 13/05/2020 | 07:58
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang dỡ bỏ giãn cách xã hội trong khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng.
Chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 tới Bệnh viện Wyckoff ở Brooklyn, New York, Mỹ ngày 5-4-2020. Ảnh: AFP
Sau gần 2 tháng bị hạn chế đi lại, ngày 11-5 Pháp đã dỡ bỏ phong tỏa chống dịch Covid-19 với nhiều lúng túng khi đông đảo người dân đổ ra đường vui chơi, giải trí. Tại thủ đô Paris, giới trẻ tập trung về khu vực kênh đào Saint-Martin, một trong những địa điểm có phong cảnh đẹp, để gặp gỡ, trò chuyện và sử dụng rượu bia. Từng nhóm đông ngồi sát nhau, không mang khẩu trang, thậm chí sử dụng chung cốc và đồ uống. Các quy định về giãn cách và các biện pháp phòng ngừa hầu như không được thực hiện.
Trong khi đó, giao thông đường bộ đã trở lại đông đúc sau khi dỡ bỏ phong tỏa. Đường phố đông xe cộ hơn, nhiều điểm ùn tắc đã xuất hiện trở lại gần giống như ngày thường, nhất là vào giờ cao điểm. Tại thủ đô Paris, mặc dù vẫn bắt buộc mang khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhưng rất nhiều người dân không tuân thủ.
Tuy nhiên, một vấn đề đáng báo động là chỉ trong ngày đầu dỡ bỏ phong tỏa, số cas tử vong do Covid-19 tại Pháp tăng cao trở lại. Trong ngày 11-5, số tử vong vì Covid-19 hơn 263 cas. Hiện Pháp còn gần 22.300 người nhiễm SARS-CoV-2 đang nhập viện, trong đó hơn 2.700 cas bệnh nặng, cần hồi sức, cấp cứu.
Trước tình trạng trên, lực lượng cảnh sát Pháp đã phải có mặt để giải tán các đám đông thiếu ý thức.
Hiện tại, nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Australia, Nhật Bản, Singapore… đã chấp nhận dỡ bỏ phong tỏa trong tình trạng dịch Covid-19 vẫn còn lây lan ra diện rộng.
Động thái dỡ bỏ giãn cách xã hội sớm của nhiều quốc gia để nhằm cứu vãn kinh tế và cuộc sống thường nhật của người dân sẽ dẫn đến nguy cơ “lợi bất cập hại”. Bởi lẽ, dịch Covid-19 rất nguy hiểm và để lại tổn thất khó lường, nhất là tính mạng con người. Theo số liệu chưa đầy đủ tính đến ngày 12-5, thế giới có hơn 4,250 triệu người nhiễm bệnh, gần 300.000 người tử vong. Con số này đã và đang tăng dần theo thời gian.
Theo nghiên cứu của giới khoa học mới đây cho thấy các nước cần duy trì phong tỏa ít nhất 12 tuần để giữ mạng sống cho người dân chứ chưa thể nói khống chế hoàn toàn dịch bệnh.
Còn nhớ, trong đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, do việc đóng cửa, giãn cách xã hội không duy trì thời gian đủ dài nên đã làm 1/3 dân số thế giới nhiễm bệnh và hơn 50 triệu người tử vong. Đây là bài học đối với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.
Trong nghiên cứu mới được công bố, chuyên gia kinh tế Robert Barro thuộc Đại học Harvard cho rằng việc đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, cách ly và giãn cách ở nhiều thành phố tại Mỹ đã không giảm được nhiều số cas tử vong, do tính trung bình “những biện pháp này có thời hạn hiệu lực chỉ 1 tháng”. Do vậy, “Các hình thức can thiệp phi y tế được áp dụng cần phải có hiệu lực không chỉ trong vài tuần. Về cơ bản, 12 tuần sẽ hiệu quả hơn 4-6 tuần”, ông Barro nêu quan điểm trong công trình nghiên cứu được Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) đăng.
Thực tế, tính toán của ông Barro không đề cập đến thiệt hại kinh tế từ việc kéo dài thời hạn đóng cửa. Nhưng trả lời qua thư điện tử, ông cho biết suy giảm GDP đều cần phải đặt trong đối trọng với lợi ích kinh tế từ việc bảo đảm mạng sống cho con người. Ông Barro sử dụng dữ liệu coi mạng sống một cá nhân có giá 10 triệu USD, dựa trên tính toán về số thu nhập một người sẽ có thêm nếu không thiệt mạng. Ở biến số 12 tuần, ông thấy rằng lợi ích của đóng cửa vượt trội hơn tổn thất kinh tế.
Một ví dụ điển hình khác là Trung Quốc, nơi khởi nguồn dịch Covid-19 đã tuyên bố khống chế được dịch và cho phép dỡ bỏ giãn cách xã hội. Tuy nhiên, mới đây tỉnh Cát Lâm của nước này đã nâng mức cảnh báo đại dịch Covid-19 tại thành phố Thư Lan, từ mức trung bình lên mức cao sau khi xác nhận có 11 cas nhiễm mới tại địa phương này. Tính đến hết ngày 9-5, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 82.901 cas mắc Covid-19, trong đó có 4.633 cas tử vong và 78.120 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi bình phục.
Điều này đồng nghĩa với dịch Covid-19 vẫn âm ỉ tồn tại ở Trung Quốc. Nếu các quốc gia khác không thận trọng trong dỡ bỏ giãn cách xã hội thì nguy cơ tái nhiễm dịch bệnh sẽ khó tránh khỏi.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc dỡ bỏ các quy định hạn chế là “phức tạp và khó khăn”, đồng thời nhấn mạnh, “việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa một cách chậm rãi và từng bước” là vấn đề then chốt. |
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.