Thứ Tư, ngày 05/02/2025 | 05:49
Quốc hội Đức đã bác bỏ dự luật hạn chế người nhập cư do phe đối lập đề xuất, trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về chính sách kiểm soát biên giới và an ninh nội địa.
Biển người biểu tình tại Berlin, Đức. Ảnh: GA
Quốc hội Đức đã chính thức bác bỏ dự luật hạn chế người nhập cư do Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU - phe đối lập) đề xuất. Dự luật này chỉ nhận được 338 phiếu ủng hộ, trong khi có 350 phiếu chống và 5 phiếu trắng.
Theo đó, dự luật vừa đề xuất bao gồm 5 điểm chính: kiểm soát biên giới lâu dài, từ chối tất cả các nỗ lực nhập cảnh bất hợp pháp mà không có ngoại lệ, bắt giữ những người bị buộc phải rời khỏi đất nước, hỗ trợ nhiều hơn cho các bang trong việc thực thi nghĩa vụ trục xuất, và thắt chặt quyền cư trú đối với tội phạm cũng như những người bị xem là mối đe dọa.
Dự luật này nhận được sự ủng hộ từ đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), một đảng có quan điểm chống nhập cư. Việc CDU/CSU hợp tác gián tiếp với AfD trong vấn đề này đã phá vỡ một điều cấm kỵ lâu đời trong chính trị Đức.
Trong khi đó, Liên minh cầm quyền, gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và đảng Xanh, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ dự luật. Thủ tướng Olaf Scholz chỉ trích dự luật này là một “sai lầm không thể tha thứ”.
Chính những phản ứng trái chiều của các phe đối lập đã dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm phản đối dự luật này. Theo cảnh sát Berlin, khoảng 160.000 người đã tụ tập tại Cổng Brandenburg của Berlin, bên cạnh Hạ viện Đức (Bundestag). Những người biểu tình cầm biểu ngữ có nội dung phản đối dự luật và ông Friedrich Merz.
Tuy nhiên, bước đầu SPD đã thắng thế vì thuyết phục được Quốc hội bác bỏ dự luật hạn chế người nhập cư.
Trước đây, Đức là một trong những quốc gia tiếp nhận người nhập cư nhiều nhất của Liên minh châu Âu (EU) và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).
Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, từ năm 2013 đến năm 2023, số người nhập cư vào Đức nhiều hơn số người rời khỏi Đức là 6,43 triệu người. Đức cũng là điểm đến phổ biến nhất trong EU đối với người tị nạn, với hơn 1/3 đơn xin tị nạn trong khối này. Kể từ cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015, khi hàng trăm ngàn người đổ xô vào châu Âu, Đức đã tiếp nhận 2,4 triệu người xin tị nạn, gấp đôi dân số thành phố Munich.
Liên Hiệp Quốc cho biết người nhập cư chiếm 18,8% dân số ở Đức vào năm 2021. Tại Đức, 42% người dưới 15 tuổi sinh ra ở nước này có cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người từ 15 đến 24 tuổi là 37%.
Nếu như tại Mỹ, những người xin tị nạn thường không nhận được viện trợ liên bang, nhưng họ được phép làm việc sau khi nộp đơn xin tị nạn. Trái lại, ở Đức, họ thường không được phép làm việc cho đến khi chính thức được coi là người tị nạn. Quá trình này có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, họ có quyền được hưởng các phúc lợi trị giá lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn euro/tháng.
Theo quy định của EU, Đức chỉ được phép kiểm tra biên giới trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng đối với trật tự công cộng hoặc an ninh nội địa. Trước đây, Đức đã áp dụng kiểm soát biên giới trong đại dịch Covid-19 và sau một số vụ tấn công khủng bố bằng dao tại thành phố Solingen hồi tháng 8-2024.
Do vậy, việc thông qua dự luật hạn chế nhập cư ở Đức còn đối mặt với phản ứng của nhiều quốc gia không chỉ EU mà trên thế giới. Đây là rào cản lớn nhất khiến dự luật hạn chế người nhập cư vào Đức khó thành hiện thực.
HN tổng hợp
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.