Thứ Ba, ngày 21/11/2017 | 08:39
Nỗ lực lập chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang gặp trở ngại lớn sau khi một đối tác tiềm tàng rút khỏi đàm phán, đẩy đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị.
Bà Angela Merkel đến dự đàm phán về lap chính phủ mới hôm 19-11. Ảnh: REUTERS
Bà Merkel hôm 20-11 cho biết sẽ thông báo với tổng thống rằng mình không thể lập chính phủ liên hiệp sau khi Đảng Dân chủ Tự do (FDP) có động thái nói trên. “Là Thủ tướng, tôi sẽ làm mọi thứ để bảo đảm đất nước được điều hành tốt trong những tuần lễ khó khăn sắp tới”, bà Merkel trấn an người dân sau khi đàm phán đổ vỡ.
Ông Wolfgang Kubicki, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (FDP), xác nhận các đảng vẫn còn bất đồng về các vấn đề then chốt như chính sách nhập cư, chống biến đổi khí hậu, tài chính và an ninh nội địa. Liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) muốn siết chặt chính sách tị nạn sau khi cử tri trừng phạt quyết định của bà Merkel về việc tiếp nhận hơn 1 triệu người nhập cư kể từ năm 2015. Cho dù CDU/CSU giành chiến thắng liên đảng cầm quyền này đã nhận được số phiếu bầu thấp nhất kể từ năm 1949 trong cuộc tổng tuyển cử hồi cuối tháng 9 vừa qua. Còn các đồng minh trong Đảng CSU của bà Merkel thậm chí kêu gọi hạn chế số người nhập cư, ngược lại với quan điểm của Đảng Xanh, vốn muốn giảm hạn chế đối với các chương trình đoàn tụ gia đình của những người tị nạn.
Ông Wolfgang Kubicki kêu gọi Đảng Xanh có lập trường mềm mỏng hơn, nhưng đảng này dường như sẽ không thỏa hiệp. Trong khi đó, các đề nghị của Đảng Xanh về hạn chế các loại xe động cơ diesel gây ô nhiễm và đóng cửa 20 nhà máy điện chạy bằng than đá của nước này lại vấp phải sự phản đối từ CDU/CSU và FDP vì các đảng này lo ngại sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm và phá hoại ngành năng lượng và ô tô hùng mạnh của Đức.
Diễn biến trên khiến nước Đức đối mặt 2 lựa chọn chưa từng có thời hậu Thế chiến II: Bà Merkel lập chính phủ thiểu số với Đảng Xanh hoặc Tổng thống Đức kêu gọi bầu cử mới sau khi các đảng không lập được chính phủ.
Đảng của bà Merkel trở nên suy yếu sau khi số ghế tại Hạ viện sụt giảm trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9, một phần vì quyết định mở cửa biên giới đón hơn 1 triệu người xin tị nạn năm 2015.
Ngay trước bầu cử, đảng trung tả Dân chủ Xã hội (SPD) đã từ chối bắt tay với đảng của bà Merkel để lập chính phủ đại liên hiệp như từng làm trước đó. SPD hiện là đảng lớn thứ 2 tại Quốc hội. Trong khi đó, bà Merkel không chịu liên minh với đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD), đảng lớn thứ 3 tại Quốc hội, khiến lựa chọn của bà ngay từ đầu đã khoanh vùng với Đảng FDP và Đảng Xanh.
Trong cuộc bầu cử hồi tháng 9, bà Merkel tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ tư. Ngay tại thời điểm đó, các nhà phân tích đã dự đoán bà Merkel sẽ có một nhiệm kỳ khó khăn bởi việc đảng của bà chỉ giành được 32,5% phiếu bầu. CDU/CSU cần liên minh để có thể tập hợp được số ghế tối thiểu để thành lập chính phủ mới. Cuộc bầu cử hồi tháng 9 cũng đánh dấu sự nổi lên của Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD). Đây là đảng cực hữu đầu tiên bước chân vào Quốc hội Đức sau hơn một nửa thế kỷ. AfD đi theo đường lối chống nhập cư, phản đối hội nhập châu Âu và đề cao quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Với 13% số phiếu bầu, AfD có thể là thách thức lớn cho bà Merkel, nhất là khi không chính phủ liên minh nào được thành lập. Vì vậy, chính trường Đức hiện nay không muốn tổ chức bầu cử lại, nhất là các đảng lớn lo ngại rằng AfD sẽ giành nhiều hơn số phiếu 13% mà đảng này đạt được trong cuộc bầu cử tháng 9.
Việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu không thể lập chính phủ mới có thể tác động tiêu cực đến một loạt vấn đề, từ cải cách khu vực đồng euro, chính sách của Liên minh châu Âu đối với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nước, đã xuất hiện cảnh báo tình trạng không chắc chắn kéo dài sẽ có hại cho nền kinh tế.
LONG TẤN tổng hợp
07:55 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.
05:37 27/06/2025
Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.
08:24 26/06/2025
Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
05:52 25/06/2025
Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.
06:20 24/06/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.
07:02 22/06/2025
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.
06:38 20/06/2025
Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.
07:28 19/06/2025
Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.
09:09 18/06/2025
Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
06:46 17/06/2025
Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...