Thứ Tư, ngày 24/07/2024 | 18:35
Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) lại tiếp tục gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga, đồng thời gia tăng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine chống lại Mátxcơva.
Nhà máy lọc dầu Tuapse, Nga bị tấn công. Ảnh: RBC
Đến nay, EU đã áp đặt tổng cộng 14 lệnh trừng phạt Nga, đồng thời đã gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa, đến ngày 31-1-2025. Quyết định này bao gồm cả các biện pháp trừng phạt từ hồi năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và các biện pháp mới được áp đặt từ năm 2022 khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Lệnh trừng phạt bao gồm các biện pháp hạn chế trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, công nghệ, công nghiệp, giao thông, cũng như hạn chế nhập khẩu dầu mỏ và sản phẩm hóa dầu từ Nga, hạn chế xuất khẩu sang Nga các mặt hàng xa xỉ và hàng hóa lưỡng dụng. EU cũng thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các hành động nhằm “lách” các lệnh trừng phạt. Những lệnh trừng phạt này đã làm Nga gặp không ít khó khăn, nhất là lĩnh vực kinh tế.
Cùng thời gian này, EU, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã ký kết hợp tác, hỗ trợ Ukraine trên nhiều phương diện. Đến nay, Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh song phương với hơn 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Các thỏa thuận được cho là sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh, đồng thời mở đường cho Kiev có thể gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, khẳng định: “Việc ký thỏa thuận với Ukraine đánh dấu mốc lịch sử khi chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Kiev cả về tài chính và quân sự nhằm giúp Ukraine đấu tranh để bảo vệ tương lai của mình cũng như hòa bình của chúng tôi”.
Theo đó, EU cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương, huấn luyện cho Ukraine thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), Quỹ Hỗ trợ Ukraine. EPF sẽ có ngân sách 5 tỉ euro (5,3 tỉ USD) cho năm 2024.
Mặc dù phía Nga tuyên bố lệnh trừng phạt của EU và các quốc gia khác không thể làm ảnh hưởng đến nước này, đồng thời coi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và thiếu tính xây dựng. Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện để giải quyết tình hình tại Ukraine là phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt Nga.
Hồi cuối tháng 6, Nga tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov gọi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và cho biết đã mở rộng đáng kể danh sách đen những người bị cấm nhập cảnh Nga. Đồng thời khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải “phản ứng cần thiết”.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thiệt hại của hai phía nhưng những con số đưa ra gần đây cho thấy thiệt hại về người và của là một con số khổng lồ.
Phía Ukraine cho rằng, đến nay Nga đã mất tổng cộng khoảng 500.000 binh sĩ (gồm cả người chết và người bị thương khi chiến đấu) ở Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 24-2-2022. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn xe tăng, xe chiến đấu khác, hơn 11.000 hệ thống pháo, 1.040 hệ thống rocket phóng loạt, 754 hệ thống phòng không, 347 máy bay, 325 trực thăng, 9.104 máy bay không người lái, 26 tàu thuyền, 1 tàu ngầm..., bị tiêu diệt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Ukraine đã mất tổng cộng hơn 71.000 binh sĩ (gồm chết và bị thương) và 11.000 đơn vị vũ khí.
Tuy nhiên, thực tế thiệt hại của cả hai phía gấp nhiều lần so với con số báo cáo.
Hiện giao tranh vẫn diễn ra ngày càng ác liệt hơn nên những lệnh trừng phạt nhằm vào nhau rõ ràng không mang lại kết quả khả quan nào cho đàm phán ngừng bắn. Một giải pháp hòa bình thực chất đang chờ các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đề xuất.
HN tổng hợp
19:10 02/12/2024
Hội nghị toàn cầu cấp Bộ trưởng về Dải Gaza được tổ chức tại Cairo, Ai Cập hôm 2-12 nhằm tăng cường nỗ lực ứng phó tình hình nhân đạo tại dải đất của Palestine này.
07:32 02/12/2024
Trung Quốc vừa kết thúc chiến dịch giảm thiểu sa mạc hóa bằng việc khép kín vành đai cây xanh dài 3.000km bao quanh sa mạc lớn nhất nước này sau 46 năm.
18:29 28/11/2024
Xung đột kéo dài ở Sudan không chỉ gây ra thương vong cho hàng chục ngàn người mà còn thúc đẩy cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia này.
09:04 28/11/2024
Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah ở Lebanon.
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
21:51 03/12/2024
(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.
21:49 03/12/2024
(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.
21:48 03/12/2024
(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.
08:26 03/12/2024
(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.