EU lo ngăn người di cư

Thứ Ba, ngày 10/03/2020 | 05:20

Các lãnh đạo chính trị châu Âu sợ hãi xảy ra cuộc “đại di cư” vào thời điểm dịch Covid-19 đang lan rộng, chưa kể nếu để tình hình vượt biên trái phép ồ ạt thì những đồng tiền đã bỏ ra trong vài năm qua là vô nghĩa.

Người tị nạn Syria tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp. Ảnh: GETTY

Hàng nghìn người tị nạn đã đổ về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp - quốc gia thành viên EU - sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara sẽ không ngăn người tị nạn hoặc người di cư rời khỏi nước này nếu họ muốn vậy.

Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Brussels vào tuần trước, 27 Bộ trưởng EU khẳng định, tình hình ở biên giới bên ngoài của EU là không thể chấp nhận được, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải tuân theo thỏa thuận đã ký trước đó, trong đó nước này đồng ý ngăn người tị nạn và người di cư sang Hy Lạp.

Tuyên bố của các Bộ trưởng cho biết, việc để làn sóng người di dư bất hợp pháp tràn sang EU là không dung thứ được. Về vấn đề này, EU và các quốc gia thành viên sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, theo luật pháp EU và quốc tế.

Trước đó, một số thành viên EU cũng đã lên tiếng cáo buộc Ankara sử dụng người di cư như một “quân bài mặc cả” với Brussels nhằm nhận được sự ủng hộ đối với chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai ở Syria.

Trước những cáo buộc này, Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin tuyên bố: “Chúng tôi không bao giờ coi người di cư là một công cụ “tống tiền” chính trị. Mục tiêu của hành động mở cửa biên giới không phải nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng hay gây sức ép chính trị để phục vụ cho lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Theo người phát ngôn Kalin, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn ép buộc bất kỳ ai ở lại quốc gia này, vốn đã tiếp nhận khoảng 4 triệu người tị nạn, chủ yếu là người Syria. Ông Kalin nói thêm rằng, năng lực của Thổ Nhĩ Kỳ có giới hạn, đồng thời hối thúc EU thực hiện cam kết với Ankara hồi năm 2016 nhằm ngăn chặn dòng người di cư.

Còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố không hề giấu giếm: “Nếu các nước châu Âu muốn giải quyết vấn đề thì phải ủng hộ các giải pháp chính trị và nhân đạo của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria”.

Dù tuyên bố như thế nào, mọi người đều thấy đó là chuyện “hai năm rõ mười”. Châu Âu đã quá mệt mỏi với chuyện người di cư, nhập cư lậu trong vài năm qua. Vì thế các nước châu Âu cuối cùng buộc phải đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, dẫu vẫn khẳng định “cương quyết không chấp nhận” chuyện dùng người di cư làm phương tiện gây sức ép trong đàm phán.

Theo đó, Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận chi thêm tiền (khoảng 500 triệu euro) để viện trợ cho khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng các biện pháp cụ thể khác, như điều kiện cấp visa vào EU dễ dàng hơn cho công dân Thổ.

Số tiền trên được thông báo bổ sung vào khoảng 6 tỉ euro (đã giải ngân được 3,2 tỉ euro) đã chốt từ năm 2016 để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các quyết định được đưa ra phải nói là nhanh chóng. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU là ông Josep Borrell đã phải bay sang Ankara ngày 4-3 và trong thời gian đàm phán ở đó còn tuyên bố dành 170 triệu euro (không thuộc số tiền 500 triệu euro nêu trên) viện trợ khẩn cấp “cho những người dễ bị tổn thương nhất ở Syria”.

Ông Josep Borrell cũng thông báo sẽ sớm tổ chức hội nghị tài trợ cho Syria, giúp quốc gia này thoát khỏi khủng hoảng: “Chúng tôi nhất trí tổ chức hội nghị ủng hộ cho tương lai của Syria và khu vực vào ngày 29 và 30-6 tới tại Brussels, Bỉ. Hội nghị này sẽ là cơ hội để các nước thảo luận giải pháp cho Syria với sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc. Hội nghị cũng là dịp để các nhà tài trợ tiếp tục đưa ra các cam kết hỗ trợ nhân đạo và phát triển cho Syria cũng như khu vực”.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.