Thứ Ba, ngày 12/09/2023 | 07:17
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay bao hàm hầu hết các vấn đề nóng bỏng toàn cầu hiện nay nhưng cũng không quên tạo ra dấu ấn với các sáng kiến tăng trưởng và phát triển mới.
Lãnh đạo của các nước gồm Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Saudi Arabia, Singapore, Bangladesh... tại lễ ra mắt Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu chiều 9-9.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2023 diễn ra trong hai ngày cuối tuần qua tại khu trung tâm hội nghị Bharat Mandapam, thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Điểm đáng chú ý nhất của Tuyên bố là tất cả 83 đoạn của văn bản này đã được nhất trí thông qua với sự đồng thuận 100% của tất cả 21 thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử G20, tuyên bố của các nhà lãnh đạo không có chú thích cuối trang hoặc Tóm tắt của Chủ tịch. Ngoài ra, bản Tuyên bố cũng được cho là tham vọng nhất, với 112 kết quả bao gồm cả kết quả và các tài liệu đính kèm, nhiều hơn hai lần rưỡi so với lần trước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết đây là bước ngoặt trong nỗ lực hướng tới sự bền vững và năng lượng sạch của nước này. Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu được ra mắt tại New Delhi với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula Da Silva, Tổng thống Argentina Alberto Fernández và Thủ tướng Italia Giorgia Meloni.
Liên minh này sẽ nhằm mục đích tạo điều kiện hợp tác và tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học bền vững, bao gồm cả trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nó sẽ tập trung vào việc củng cố thị trường, tạo thuận lợi cho mua bán nhiên liệu sinh học toàn cầu, phát triển các bài học về chính sách cụ thể và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình nhiên liệu sinh học quốc gia trên toàn thế giới.
Một điểm nhấn khác của Tuyên bố New Delhi là việc thông báo ra mắt hành lang kết nối đường sắt và vận tải Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu của Ấn Độ, Mỹ, Saudi Arabia và Liên minh châu Âu. Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEE EC) sẽ khuyến khích và tạo động lực cho phát triển kinh tế thông qua tăng cường kết nối và hội nhập kinh tế giữa châu Á, Tây Á/Trung Đông và châu Âu. Hành lang sẽ bao gồm hai tuyến riêng biệt gồm Hành lang phía Đông nối Ấn Độ với Tây Á/Trung Đông và Hành lang phía Bắc nối Tây Á/Trung Đông với châu Âu. Ngoài ra, G20 còn đạt được các đồng thuận về cải cách các thể chế tài chính toàn cầu, quản lý các tài sản tiền số, giải pháp cho vấn đề nợ quốc gia, chống khủng bố…
Rõ ràng, nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã bao hàm hầu hết các vấn đề nóng bỏng toàn cầu hiện nay nhưng cũng không quên tạo ra dấu ấn với các sáng kiến tăng trưởng và phát triển mới.
Ấn Độ đã thành công với vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2023, điều này được thể hiện rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối cuối tuần qua. Trước thềm Hội nghị, rất nhiều lo ngại được nêu ra khi mà các căng thẳng địa chính trị đang chi phối sân khấu chính trị thế giới, có khả năng làm gián đoạn sự hợp tác của G20. Đó là cuộc xung đột tại Ukraine và sự tẩy chay mà phương Tây nhằm vào Nga, hay đối đầu chiến lược Mỹ Trung và ngay cả những khúc mắc về biên giới lãnh thổ giữa nước chủ nhà Ấn Độ với nền kinh tế thứ hai thế giới Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 10-9 đã tuyên bố kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, đồng thời đề xuất tổ chức phiên họp trực tuyến của khối vào tháng 11 tới, để đánh giá về các vấn đề đã được đưa ra tại hội nghị: “Tôi đề xuất rằng vào cuối tháng 11, chúng ta sẽ tổ chức một phiên họp trực tuyến của G20. Chúng ta có thể xem xét các vấn đề đã được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh lần này, trong phiên họp trực tuyến đó. Tôi hy vọng tất cả đại diện các quốc gia sẽ kết nối trong phiên họp trực tuyến tới. Với điều này, tôi tuyên bố kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20”.
Thủ tướng Modi đã kêu gọi một “thực tế mới” của thế giới được phản ánh trong cấu trúc toàn cầu và tìm kiếm cải cách trong các cơ quan toàn cầu như Liên Hiệp quốc. Nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng kêu gọi việc mở rộng quyền hạn của các ngân hàng phát triển đa phương và phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu để quản lý tiền điện tử.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
21:07 22/11/2024
(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
21:01 22/11/2024
(HGO) - Tại sân vận động huyện Vị Thủy đã diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nam U19 tỉnh Hậu Giang năm 2024.
20:28 22/11/2024
Chiều tối ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh,
18:51 22/11/2024
(HG) - Chiều ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (cao tốc trục ngang), đoạn qua địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.