Thứ Ba, ngày 23/06/2020 | 08:39
Đợt căng thẳng bị đẩy cao đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm cuộc gặp thượng đỉnh Seoul - Bình Nhưỡng và tuyên bố chung liên Triều cho thấy một viễn cảnh hòa bình, phi hạt nhân hóa tiếp tục cần phải chờ lâu hơn nữa.
Văn phòng liên lạc liên Triều đặt tại Khu công nghiệp Kaesong bị nổ tung. Ảnh: AP
Chỉ 1 tuần sau khi cắt đường dây nóng với Hàn Quốc, Triều Tiên một lần nữa gây bất ngờ cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều đặt tại Kaesong, sau đó tái triển khai quân ở khu giải giáp.
Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt tại Khu công nghiệp Kaesong được thành lập sau tuyên bố Panmunjom năm 2018 và được coi như là biểu tượng về hòa giải quan hệ hai miền. Văn phòng dừng hoạt động từ tháng 1 năm nay do dịch Covid-19. Việc cho nổ văn phòng này được đánh giá không khác gì động thái làm nổ tung các nỗ lực và những thành tựu hòa giải đã có.
Ngoài ra, Triều Tiên tuyên bố hiện đang chuẩn bị tiến hành chiến dịch rải 12 triệu tờ rơi thông qua 3.000 quả bóng bay phát tán vào sâu bên trong Hàn Quốc. Đây là hành động nhằm trả đũa Hàn Quốc sau khi Triều Tiên cáo buộc nước láng giềng không ngăn cản những nhóm người đào tẩu Triều Tiên rải truyền đơn chống phá nước này ở khu vực biên giới.
Trước đây, hai bên cũng đã tiến hành nhiều đợt rải truyền đơn chống phá lẫn nhau, phát loa lớn tuyên truyền qua biên giới, trong hàng chục năm. Tuy nhiên, sau cuộc gặp thượng đỉnh tháng 4-2018, và qua tuyên bố Bàn Môn Điếm, hai nước đã nhất trí dừng “mọi hành động thù địch”, trong đó có hoạt động rải truyền đơn.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngay lập tức kêu gọi Triều Tiên ngừng kế hoạch rải truyền đơn, cho biết kế hoạch là vi phạm thỏa thuận hai bên, không giúp giải quyết được những vấn đề giữa hai bên hiện nay mà còn “đổ dầu vào căng thẳng”. Hàn Quốc cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm các nhóm dân sự rải truyền đơn xuống lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời tăng cường kiểm soát các thị trấn sát biên giới liên Triều để ngăn hành vi này. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang tìm cách ban hành luật cấm rải truyền đơn và yêu cầu truy tố hình sự 2 nhóm người đào tẩu tham gia hoạt động này. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cho rằng việc làm của Hàn Quốc là quá muộn và chỉ mang tính chất bào chữa.
Những ngày qua, Triều Tiên tiếp tục cử một nhóm nhỏ binh lính quân sự đến đồn biên phòng tại Khu phi quân sự (DMZ). Bắt đầu từ ngày 17-6, các binh sĩ Triều Tiên đã được phái đến các đồn bốt trong vùng đệm. Hiện Triều Tiên có khoảng 150 đồn bốt như vậy và một vài trong số đó bị bỏ trống hay dỡ bỏ theo hiệp ước giảm căng thẳng quân sự ký năm 2018.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện tăng cao hơn bao giờ hết kể từ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4-2018 với việc Triều Tiên cắt đứt hoàn toàn các đường dây liên lạc và dùng thuốc nổ phá hủy Văn phòng liên lạc liên Triều, đe dọa sử dụng hành động quân sự, tái triển khai binh sĩ vào các khu vực giới tuyến. Triều Tiên cũng tuyên bố đang ngày càng xa rời trong mối quan hệ với Mỹ, khẳng định không có tiến triển nào trong mối quan hệ kể từ cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore cách đây 2 năm.
Dư luận quốc tế tỏ ra khá thận trọng trong những phản ứng ban đầu đối với căng thẳng quan hệ liên Triều, có lẽ là muốn đợi chờ và thăm dò thêm về mức độ quyết liệt của Triều Tiên trong lần căng thẳng này và thái độ của các bên liên quan trực tiếp.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.