Thứ Tư, ngày 21/02/2024 | 07:15
Bạo lực đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia châu Phi khiến cuộc sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khốn khó. Giải pháp để ngăn chặn bạo lực đang được các tổ chức quốc tế quan tâm.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại trại tị nạn ở Goma, CHDC Congo. Ảnh: AFP
Mới đây, tình hình bạo lực tại Cộng hòa Dân chủ Conggo, lại tiếp tục leo thang khiến Liên Hiệp Quốc (LHQ) phải lên tiếng phản đối, đồng thời lên án việc Phong trào 23 tháng 3 (M23) đã mở chiến dịch tấn công hồi đầu tháng này gần thành phố Goma. Theo tuyên bố của Đại sứ Guyana Carolyn Rodrigues-Birkett, “các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ tái khẳng định quan điểm lên án mọi nhóm vũ trang đang hoạt động tại Congo, đồng thời hoàn toàn ủng hộ chủ quyền, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Congo”.
M23, một trong những nhóm vũ trang mạnh nhất tại Congo, đã chiếm quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn ở tỉnh Bắc Kivu kể từ sau cuộc nổi dậy cuối năm 2021. Thời gian gần đây, giao tranh lại leo thang nghiêm trọng giữa M23 và quân đội Congo khiến nhiều người thương vong và hàng ngàn dân thường phải chạy loạn.
Chủ nghĩa khủng bố vẫn luôn là thách thức lớn đối với các khu vực và mỗi quốc gia châu Phi. Lợi dụng sự bất ổn và xung đột, các nhóm khủng bố đã gia tăng hoạt động và tăng cường các cuộc tấn công trên khắp châu Phi. Thủ phạm chính gây ra hậu quả thảm khốc này là 27 nhóm khủng bố nằm trong danh sách trừng phạt của LHQ, trải rộng ở ba khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược, đầu tiên là ở Đông Phi, bắt đầu từ Somalia và đi xuống phía Nam tới Tanzania, Cộng hòa Dân chủ Congo và Mozambique. Mục tiêu tấn công khủng bố đa phần là nhằm vào người dân, tiếp đó là nhắm vào lực lượng quân đội và an ninh. Các cuộc tấn công do các nhóm Ansaroul Islam, Boko Haram, Al-Shabaab và các chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng… gây ra.
Trong khi đó, Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo hàng ngàn người có thể buộc rời khỏi Ecuador và Haiti trong năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói.
Theo cơ quan di cư Panama, năm ngoái, hơn 57.000 người Ecuador và 46.000 người Haiti đã vượt khu rừng rậm nguy hiểm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia và Panama, để tiến về phương Bắc.
Người đứng đầu cơ quan IRC khu vực, ông Julio Rank Wright, dẫn các số liệu cho thấy cuộc khủng hoảng Haiti và Ecuador đang tạo ra hiệu ứng domino trên toàn khu vực.
Trước tình trạng trên, Liên minh châu Phi (AU) và các đối tác bao gồm Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR), Viện Nghiên cứu và Đào tạo của LHQ (UNITAR), Nhóm Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Hòa bình và An ninh (IPSS) đã đưa ra lời kêu gọi nỗ lực phối hợp để thúc đẩy giáo dục công bằng và hòa nhập nhằm ngăn chặn bạo lực ở châu Phi.
Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của AU, Bankole Adeoye nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc ưu tiên giáo dục hòa bình ở châu Phi và đầu tư vào lĩnh vực này. Theo ông, giáo dục sẽ giúp thay đổi bộ mặt của lục địa, mang đến những cơ hội không giới hạn và là phương tiện chính để phá vỡ vòng luẩn quẩn bạo lực ở châu Phi. Ủy viên AU cũng nhấn mạnh rằng việc tiếp cận nền giáo dục chất lượng cho phép các cá nhân đóng góp một cách có ý nghĩa cho cộng đồng, tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và tìm kiếm giải pháp phi bạo lực cho các xung đột.
Các khuyến nghị được đưa ra bao gồm đầu tư nhiều hơn vào phát triển ngành nông nghiệp, giảm nghèo và phát triển hệ thống giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, những giải pháp trên vẫn khó thành hiện thực khi đa phần các quốc gia thuộc châu lục này còn quá nghèo nên việc đầu tư khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn.
HN tổng hợp
18:28 03/04/2025
Nhiều khả năng xảy ra biểu tình bạo lực khi Tòa án Hiến pháp ở trung tâm Seoul công bố phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào ngày hôm nay 4-4.
07:46 03/04/2025
Mỹ đe dọa tấn công Iran khiến Tehran tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn bằng quân sự.
18:17 01/04/2025
Giới quan sát không lạ gì với thay đổi đột ngột trong đối ngoại của ông Trump nhưng việc “đổi chiều” với Nga lần này khiến nhiều người quan tâm.
07:42 01/04/2025
Sáng 30-3, chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ, Myanmar tiếp tục hứng chịu thêm một loạt dư chấn lên đến 5,1 độ.
12:48 30/03/2025
Nhiều nước đã gửi đội cứu hộ và hàng viện trợ đến Myanmar trong bối cảnh số thương vong liên tục tăng cao.
06:21 28/03/2025
Dịch bệnh, chiến tranh, nghèo đói và nguồn cứu trợ lại hạn chế khiến người nghèo châu Phi lâm vào khó khăn kép.
05:52 27/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa muốn đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Iran trong vòng 2 tháng, tuy nhiên vấn đề này vấp phải phản ứng phớt lờ của Tehran.
08:10 26/03/2025
Hơn 1.000 người chết sau hai ngày Israel nối lại không kích Gaza khiến dư luận quốc tế lên tiếng phản đối.
07:11 25/03/2025
Những ngày gần đây xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, gây thiệt hại lớn và khiến nhiều người thiệt mạng.
07:58 24/03/2025
Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.
18:58 07/04/2025
(HGO) – Chiều ngày 7-4, tại Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 1 – U Minh (thành phố Cần Thơ), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 88 (Đoàn Tu Vũ), thuộc Sư đoàn 302, Quân khu 7; Trung đoàn Bộ binh 1 (Đoàn Ba Gia),
12:14 07/04/2025
(HGO) - Từ ngày 4 đến ngày 8-4, tại quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XII năm 2025 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam bộ”.
11:09 07/04/2025
(HGO) - Ngày 7-4 (nhằm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch), tại Đền thờ Vua Hùng ở thành phố Cần Thơ đã long trọng diễn ra Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
06:39 06/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT Week 2025).