Hai thách thức lớn ở châu Phi

Thứ Hai, ngày 12/09/2022 | 08:42

Hiện châu Phi phải đối mặt với 2 thách thức đáng kể. Đây là lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nhiệt độ tăng cao, đồng thời 600 triệu cư dân vẫn chưa được sử dụng điện.

Một con đập khô cạn do hạn hán ở thành phố Graaff-Reinet, Nam Phi. Ảnh: REUTERS

Nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã tổ chức cuộc họp thường niên từ ngày 23 đến 27-5 tại Accra, Ghana liên quan đến hai chủ đề chính gồm khả năng chống chịu với khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở châu Phi. Đây là chủ đề được lựa chọn từ COP 26 vào năm 2021 ở Glasgow, Scotland và COP 27 vào tháng 11 tới ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập.

Các thống đốc của ngân hàng châu Phi đã chia sẻ kinh nghiệm về những thách thức của biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng mà quốc gia của họ phải đối mặt. Họ cũng nêu chi tiết các biện pháp để giải quyết tình hình hiện tại và những giải pháp cho vấn đề.

Châu Phi chỉ phát thải 3% khí nhà kính, nhưng đây là châu lục bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nền nhiệt tăng cao. Mức tăng nhiệt độ toàn cầu 2oC có thể dẫn đến mức tăng 3,6oC ở các khu vực của châu Phi. Mực nước biển dâng cao là một mối đe dọa, đặc biệt là đối với các nước ven biển ở vùng Tây Phi. 35 trong số 45 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu là ở châu Phi cận Sahara.

Từ năm 2020 đến năm 2030, nhu cầu về chống biến đổi khí hậu của châu Phi có thể lên tới 331 tỉ USD. Tuy nhiên, châu Phi chỉ nhận được 3% tổng dòng tài chính khí hậu toàn cầu.

Châu Phi phải thực hiện thành công quá trình chuyển đổi năng lượng vì châu lục này là nơi sinh sống của 20% dân số thế giới và chỉ chiếm 6% nhu cầu năng lượng toàn cầu. Hiện 600 triệu người ở châu Phi vẫn chưa được sử dụng điện.

Châu Phi ghi nhận 600.000 ca tử vong hàng năm do ô nhiễm không khí hộ gia đình, bao gồm cả nhiên liệu kém chất lượng được sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn.

2-4% GDP của châu Phi bị cắt giảm hàng năm do các vấn đề cung cấp năng lượng và cắt điện liên tục.

Để đáp ứng nguyện vọng của mình, lục địa này phải tăng gấp đôi công suất sản xuất năng lượng từ năm 2020 đến năm 2040.

Cuộc họp trong năm 2022 của Nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi đã diễn ra trong 5 ngày tại thủ đô của Ghana và là lần họp trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2019. Khoảng 3.000 đại biểu từ 54 quốc gia thành viên châu Phi và 27 nước ngoài châu Phi đã tham dự.

Các Bộ trưởng châu Phi đã đưa ra lời kêu gọi trên trong một thông cáo chung khi kết thúc một diễn đàn kéo dài ba ngày ở thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 9-9 và hai tháng trước, khi Ai Cập tổ chức cuộc họp trù bị cho hội nghị khí hậu COP 27 quan trọng ở Sharm El-Sheikh vào tháng 11.

Các nhà lãnh đạo châu Phi cho biết, việc viện trợ tài chính là cần thiết vì “tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu và tổn thất tự nhiên đối với lục địa châu Phi”.

Thông cáo kêu gọi các nước giàu đáp ứng và mở rộng các cam kết về khí hậu, đồng thời cho rằng các nước nghèo nên phát triển kinh tế đồng thời nhận được nhiều viện trợ hơn để có thể thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Tài trợ để giúp các nước nghèo hạn chế phát thải và tăng cường khả năng phục hồi của những quốc gia này sẽ là một nội dung quan trọng tại COP 27.

Mục tiêu lâu dài đối với các quốc gia phát triển là chi 100 tỉ USD mỗi năm từ năm 2020 để giúp những nước dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu hiện vẫn chưa được đáp ứng.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi, lục địa này sẽ cần tới 1,6 nghìn tỉ USD từ năm 2020 đến năm 2030 cho các nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu và thích ứng với những tác động bất lợi.

Kevin Chika Urama, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển châu Phi, cho biết, châu lục này phải đối mặt với khoảng cách tài trợ khí hậu khoảng 108 tỉ USD mỗi năm.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thương chiến Mỹ - Trung đi đến đâu ?

06:10 21/04/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng tồi tệ

07:05 18/04/2025

Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.

Lệnh ngừng bắn Nga - Ukraine khó thành hiện thực

06:14 17/04/2025

Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.

Lóe lên hy vọng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

07:51 16/04/2025

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Châu Âu: Bùng phát dịch lở mồm long móng gia súc

18:53 14/04/2025

Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.

Mỹ và Iran đánh giá tích cực về vòng đàm phán đầu tiên tại Oman

05:52 14/04/2025

Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Mỹ - Iran có đàm phán hạt nhân ?

19:33 10/04/2025

Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.

Israel lại tấn công mạnh mẽ Dải Gaza

05:44 10/04/2025

Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.

Ai thua trong cuộc chiến thương mại mới ?

18:22 08/04/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.

Myanmar đối mặt với thảm họa kép sau động đất

07:11 08/04/2025

Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:06 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.